THÔNG ĐIỆP ĐỨC DALAI LAMA GỞI TĂNG NI PHẬT TỬ VN

THÔNG ĐIỆP ĐỨC DALAI LAMA GỞI TĂNG NI PHẬT TỬ VN

Sáng ngày 19-8-2008, vào lúc 8h45, Đức Dalai Lama đã quang lâm đạo tràng chùa Vạn Hạnh. Tại đây, Ngài đã thân lâm tháp chuông và đánh lên ba tiếng để cầu nguyện thế giới hòa bình; làm lễ chú nguyện tượng đài Quan Thế Âm lộ thiên và tụng một thời kinh ngắn ở Chánh Điện. Sau đó, Ngài đã đặc biệt giành 45 phút nói chuyện với Tăng Ni và Phật tử Việt Nam tại chùa Vạn Hạnh. Buổi nói chuyện diễn ra trong không khí hết sức gần gũi và thân tình, nhưng chứa đựng nội dung vô cùng sâu sắc, thấm đượm chất liệu từ bi. Chúng tôi xin trân trọng gởi đến Tăng Ni và Phật tử Việt Nam hải ngoại nội dung buổi nói chuyện này như một thông điệp về văn hóa và đạo pháp của dân tộc.
Trước hết, tôi muốn bày tỏ niềm vui của tôi với quý vị Tăng Ni cũng như những anh chị em Việt Nam của tôi. Chúng ta tụ họp ở đây vì chúng ta là đệ tử của chung một vị Thầy, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Cũng vậy, nếu chúng ta nhìn lịch sử của sự truyền bá Phật giáo trên thế giới, thì đầu tiên, Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam trước khi sang Tây Tạng. Vậy thì chúng tôi xem quý vị là bậc đàn anh đi trước, nên tôi xin chào các bậc đàn anh(Đức Dalai Lama chấp tay cúi chào Tăng Ni Việt Nam).
DSC_7814 by you.
Không những chúng ta giống nhau bởi vì chúng ta cùng là đệ tử của đức Phật, mà trên phuơng diện chính trị, chúng ta đã trải qua cùng một kinh nghiệm. Gần hai mươi năm nay, người Tây Tạng chúng tôi là những kẻ lưu vong, tị nạn. Vậy thì trên phương diện tị nạn, chúng tôi là người đi trước quý vị.

Làm sao đối phó với cuộc sống lưu vong trên phương diện bản thân, và làm sao bảo tồn truyền thống của mình? Trong địa hạt này, chúng tôi có những kinh nghiệm có thể chia xẻ.

Điểm thiết yếu là chúng ta phải tự tin. Chúng ta phải hãnh diện với truyền thống của mình, với ngôn ngữ của mình. Truyền thống và văn hóa của chúng ta dĩ nhiên đặt căn bản trên Phật giáo.
Một trong những người bạn Trung Hoa của tôi, một vị giáo sự đại học với học thức rất cao, đã có lần nói với tôi rằng sự thật, truyền thống Tây Tạng cao siêu hơn truyền thống Trung hoa. Lý do là vì, dĩ nhiên, văn hóa Trung Hoa rất cổ xưa, nhưng căn bản là Nho giáo, trong khi đó, truyền thống Tây Tạng đặt căn bản trên giáo pháp của đức Phật. Vậy thì khi so sánh hai văn hóa, đương nhiên là giáo pháp của đức Phật cao thâm hơn những lời dạy của Khổng phu tử !
Đạo Phật đã phát nguồn từ châu Á, nhưng ở thế kỷ 21 này, truyền thống Phật giáo đã lan tràn trên khắp cả thế giới. Thế mà Phật giáo có bao giờ gặp một người mà năn nỉ “anh theo Phật giáo đi” !!!
Vậy mà trong rất nhiều quốc gia, có rất nhiều người, một cách tự nhiên, đã tỏ ra rất lưu tâm đến Phật giáo, ngay cả trong giới trí thức hay giới khoa học.
Thứ hai nữa là hai dân tộc của chúng ta đây đã khổ đau nhiều dưới chính thể độc đảng cộng sản. Các chính thể cộng sản đã bắt nguồn từ cách mạng Bolchévique của Nga sô năm 1917, nghĩa là ở thế kỷ 20 và cũng kết thúc trong thế kỷ 20. Tuy vậy, các chính thể này vẫn còn lưu truyền ở các nước Trung Hoa, Bắc Hàn và Việt Nam.
DSC_7598 by you.
Tôi có một người bạn, một vị cao tăng uyên bác, có một lần được mời đi Hà Nội. Đến phi trường rước ông là một sĩ quan cao cấp, có lẽ là một vị tướng. Ông lái xe đến đón vị thầy này và đưa thẳng về nhà mình. Thật là mâu thuẫn, vì ông là một sĩ quan cao cấp của quân đội cộng sản ở mặt ngoài, nhưng ở mặt trong, ông là một Phật tử !
Ở Tây Tạng cũng có những sĩ quan trong quân đội giải phóng nhân dân, nhưng lại có hình của tôi trong điện thoại cầm tay của mình ! Vậy thì hiện nay, chủ nghĩa mát-xít đang suy thoái trong khi Phật giáo thì lại tăng trưởng và ở Trung Hoa, ta không còn có một chủ nghĩa thuần túy mát-xít và cộng sản, chỉ còn một chế độ độc đảng và đồng thời lại tư bản.
Tôi không nói như thế vì sân hận hay ác tâm mà tôi lại nói thế. Tôi nói thế là vì lý tưởng Phật giáo là Từ Bi tâm và tự do. Trong khi đó chủ nghĩa cộng sản độc đảng lại duy trì sự khủng bố và đàn áp, thì không thể đi đôi với hạnh phúc và sự mãn túc trong cuộc đời. Tuy nhiên tôi thấy trong chủ nghĩa mác-xít có nhiều ưu điểm, vì thế trên bình diện xã hội và kinh tế, thì tôi theo chủ nghĩa mác xít ! (Đức Dalai Lama cười hoan hỷ)
Vậy thì tôi tin tưởng rằng với lòng tự tin thâm sâu và với sự cương quyết , quý vị phải bảo trì văn hóa cũng như bản sắc Việt Nam của mình, đặt trên nền móng Phật giáo, dĩ nhiên.
Tôi cũng nghe nói rằng Việt Nam cũng có nhiều người theo thiên chúa giáo. Thế thì dĩ nhiên họ đặt tín ngưỡng lên thiên chúa, và chúng ta phải kính trọng điều ấy, nhưng họ sống trong nước Việt Nam mà truyền thống là Phật giáo, cho nên sẽ có những yếu tố của văn hóa này sẽ được trộn lẫn vào cuộc sống của họ. Ở Tây Tạng cũng có một thiểu số theo hồi giáo, tín ngưỡng của họ là hồi giáo nhưng nếp sống của họ lại là văn hóa Tây Tạng mà nguồn gốc vốn là Phật giáo. Thế thì tôi nghĩ rằng rất có thể ở Việt Nam, những người theo thiên chúa giáo và có thể hồi giáo lại có văn hóa hoàn toàn Việt nam mà nguồn gốc là Phật giáo. Vì vậy, tôi nghĩ rằng quý vị phải sống chung một cách hài hòa.
Nguồn: vanhanh.fr