MYANMAR (BURMA)
MYANMAR (BURMA)
Myanma (tiếng Myanma: Myanma) còn có các tên cũ Miến Điện hay Diến Điện, tên đầy đủ là Liên bang Myanma (tiếng Myanma: Pyidaungzu Myanma Naingngandaw), là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Diện tích 676.577 km². Myanma giành được độc lập từ Anh 1948 và trở thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Myanma vào 1974 sau đó đổi thành Liên bang Myanma vào 1988.
Miến Điện có dân số 55 triệu với 89% theo đạo Phật. Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc lịch sử Phật giáo Miến Điện. Có lẽ Phật giáo được truyền vào miền bắc Miến Điện (Thượng Miến) vào thế kỷ 3 TL, qua đường bộ từ Bắc Ấn, trong vương quốc của người Pyu (nước Phiêu). Trong khi đó, miền nam Miến Điện (Hạ Miến) của người Mon tiếp nhận đạo Phật từ các đoàn truyền giáo Nam Ấn và Sri Lanka đến bằng đường biển. Sau khi vua Anawrahta (1044-1077) nắm quyền, chinh phục người Mon và các vương quốc khác, Miến Điện chuyển sang truyền thống Thượng tọa bộ, vốn bắt nguồn từ hệ phái Đại Tự (Mahavihara) của Sri Lanka, và truyền thống đó được lưu truyền cho đến ngày nay, qua 10 thế kỷ.
Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanma, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi phong cách Phật giáo tiểu thừa Miến Điện. Nếu coi thiên sử thi quốc gia của Myanma, Yama Zatdaw, là một sự phóng tác theo Ramayana, thì nó đã mang nhiều nét ảnh hưởng lớn từ các văn bản Thái, Mon và Ấn Độ của vở kịch này[60]. Phật giáo cùng sự thờ phụng nat liên quan tới những nghi lễ phức tạp hay đơn giản từ một đền bách thần gồm 37 nat.
Những người đi tu được kính trọng trên khắp Myanma, đây là một trong những quốc gia có đa số Phật giáo tiểu thừa trên thế giớiTrong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn. Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai khi đến tuổi trưởng thành. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa. Nhiều làng xã ở Myanma có quy ước, các phong tục mê tín và những điều cấm kị riêng.
Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa Myanma. Hệ thống giáo dục Myanma theo khuôn mẫu hệ thống giáo dục Anh Quốc. Những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon. Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo.
Hiện nay, khách hành hương thường đến chiêm bái: các trung tâm Phật giáo tại các thành phố Yangon (Rangoon), Mandalay, Bagan.
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Mianma là xứ sở của đạo Phật. Riêng ở vùng Bagan du khách có thể ngắm nhìn tới 1.200 đền chùa mà không chán mắt. Ngay trên đồi Sagaings bên dòng sông Irrawddy cũng có vô số chùa chiền và tu viện – hơn 5.000 tăng và ni cô sống ở đó. Sáng sáng họ mang bát đi quanh vùng để quyên góp thực ăn. Hầu hết mỗi người dân Miến Điện đều đi tu, người ít nhất là vài tháng. Nhiều gia đình dành dụm hàng năm trời để cho con trai của họ ăn học, trang điểm như một hoàng tử trong ngày lễ Shin-pyu khi được tiếp nhận tu tại chùa.
Thành phố Mandalay
Mandalay là thành phố thủ công mỹ nghệ. Các nghề chạm bạc, dệt lụa và mài đá cẩm thạch ở đây cho ta thấy trình độ khéo léo, kỹ xảo điêu luyện tạo nên các kiểu mẫu cực kỳ hấp dẫn của những thợ thủ công.
Mingun ở phía bắc Mianma, nơi có quả chuông lớn nhất thế giới. Ngày nay ở Mianma người ta gọi nó là “Núi chuông vĩ đại nhất thế giới” – Còn người đúc chuông đã bị vua hành hình vì không muốn có một quả chuông nào tương tự được đúc như thế nữa. Số phận kiến trúc xưa thiết kế đền Ananda ở Bagan mà trong đó có dựng bốn pho tượng Phật khổng lồ bằng vàng cũng bị thảm hại như người đúc chuông. Những kiệt tác của các ngôi chùa trên “Xứ sở vàng” trở thành bất tử, cải giá phải trá thường được đổi bằng máu như thế đấy!
Chùa Shwedagon
Danh lam thắng cảnh hấp dẫn nhất ở “Xứ sở vàng” là chùa Shwedagon ở Yangon cách nhau 600km. Ngoài vẻ nguy nga hoành tráng của ngôi chùa cổ, hẳn nhiên du khách sẽ bị choáng ngợp bởi cách bài trí cả bên trong và ngoài của ngôi chùa. Chỉ tính riêng nổi thất của ngôi chùa này gồm 100 tòa nhà lớn nhỏ cũng đã được chạm khắc tinh vi, cầu kỳ bao quanh trang trí với khoáng 8.690 lá vàng dát cực mỏng. Toàn bộ ngôi chùa còn được tô điểm bằng 5.450 viên kim cương đủ kích cỡ và 2.320 viên hồng ngọc, lam ngọc. Trên đỉnh tháp có một khối bích ngọc khổng lồ. Về chiều, khi mặt trời chiếu vào những tấm dát vàng trên tháp, người ta phải nhắm mắt lại để khỏi bị loá bởi vẻ tráng lệ của những ngọn tháp.