Cuộc sống không phải điều gì…
Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải thích nhiều, đây là lựa chọn của người có trí tuệ.
Nhân sinh trên đời, lúc nào cũng muốn giải thích một chút để tránh hiểu lầm, nhưng mà, một khi giải thích lại phát hiện dù cố gắng thế nào cũng vô dụng, thậm chí càng nói càng tệ hơn. Bởi vậy, làm người không cần giải thích chính là lựa chọn của bậc trí giả vậy. Chọn cách im lặng, là biểu hiện của sự trưởng thành.
Núi cao không cần giải thích về độ cao của chính mình,
mà vẫn đứng sừng sững trong mây;
biển lớn không cần giải thích độ sâu của mình,
mà vẫn cứ dung nạp trăm sông không ngừng nghỉ;
đất dày không cần giải thích độ dày của mình,
mà tấm lòng vẫn bao la nâng đỡ vạn vật…
Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải thích nhiều, đây là lựa chọn của người có trí tuệ. Sống trên đời, chúng ta thường vướng mắc vào những thứ không đáng, lãng phí quá nhiều thời gian quý giá.
Nước trong quá thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn, cuộc sống đôi khi cần hồ đồ một chút, khôn khéo quá sống thật rất mệt mỏi. Cuộc sống đừng quá coi trọng danh lợi, giản dị một chút sẽ tự do tự tại. Bạn cho đi càng nhiều, thì nhận lại cũng càng nhiều.
– Học cách khoan dung, giúp cuộc sống bạn rời xa phiền não; học cách cho đi, cuộc sống của bạn sẽ tràn ngập ánh mặt trời; học cách buông bỏ, tuy bản thân rất quan trọng, nhưng dù không có bạn thì trái đất này vẫn quay. Kỳ thực, trời xanh thăm thẳm, mây đen rồi sẽ bay đi; kỳ thực, mộng ảo rất ngắn, vạn vật đều thuận với tự nhiên; kỳ thực, nước mắt cũng ngọt, hết thảy đều là do tâm thái của bạn quyết định.
Tĩnh tâm nghĩ về những chuyện đã trải qua, không bàn luận chuyện của người khác, có thể chịu khổ chính là chí sĩ, chịu thiệt không phải là kẻ ngốc, kính trọng quân tử thể hiện ra đức hạnh, sợ tiểu nhân không phải bất lực, lùi một bước biển rộng trời cao.
Muốn tiến bộ phải biết khiêm nhường, khi đắc ý không nên cao hứng, thực hành Nhẫn Nhục chính là người biết lưu lại cho mình một đường lui.”
Namo Buddhaya
- Giọng Nói Của Hạnh Phúc
- Vì Sao Một Cọng Rơm…
- Phật Dạy Người Có Nhiều Đức Tính Tốt Hơn Ta là Bậc Thầy Ta…
- Vài Điều Ứng Xử
- Hạnh Phúc Trên Đời Chính Là Tự Biết Hài Lòng Không Oán Trách
- Điều Bí Ẩn Giản Dị Của Hạnh Phúc
- Cứ Nghĩ Nuôi Được Cha Mẹ là Tròn Chữ Hiếu?
- Thì Ra Những Phiền Não, Đau Khổ Đời Người Không Phải Do Hoàn Cảnh
- Mẹ Ơi! Con Xin Lỗi Mẹ
- Lời Giáo Huấn Của Sư Ông Trúc Lâm