101 Câu chuyện Thiền (41-50)
Chuyện 41: Thiền Của JOSHU
Joshu khởi sự học Thiền khi ông sáu mươi tuổi và tiếp tục cho đến lúc ông tám mươi tuổi, khi mà ông giác ngộ Thiền.
Ông giảng dạy từ lúc tám mươi tuổi cho đến khi ông một trăm hai mươi tuổi.
Có một lần một thiền sinh hỏi ông: “Nếu con chẳng có gì trong tâm của con, thì con sẽ phải làm gì?”
Joshu trả lời: “Hãy liệng nó ra ngoài.”
“Nhưng nếu con chẳng có gì cả, thì làm sao con liệng nó ra được?” người hỏi tiếp tục hỏi.
“Được thôi” Joshu nói ” vậy hãy mang nó ra.”
Chuyện 42: Câu Trả Lời Của Người Chết
Khi Mamiya, người mà về sau trở thành một nhà thuyết pháp nổi danh, đến một thiền sư để được hướng dẫn riêng tư, ông được yêu cầu phải giải thích v? âm thanh của một bàn tay.
Mamiya tập trung xem âm thanh của một bàn tay có thể là cái gì. “Con vẫn chưa tích cực suy tư cho đầy đủ,” thầy của ông nói với ông. “Con b? ràng buộc quá nhiều đến thức ăn, tài sản, vật dụng và cái âm thanh đó. Chắc sẽ tốt đẹp hơn nếu con chết đi. Như vậy sẽ giải quyết được vấn đề.”
Lần sau Mamiya hiện diện trước mặt thầy của ông thì ông lại b? hỏi là đã có gì để biểu lộ về cái âm thanh của một bàn tay hay không. Mamiya lập tức ngã lăn ra như là ông đã chết rồi.
“Con đã chết thì được lắm” thiền sư nói. “Nhưng về cái âm thanh đó thì thế nào?”
“Con vẫn chưa giải đáp được cái đó,” Mamiya trả lời, ngước nhìn lên.
“Những người chết đâu có nói được,” thầy lên tiếng. “Hãy ra ngay!”
Chuyện 43: Thiền Trong cuộc Đời Một NgườI Hành Khất
Tosui là một thiền sư nổi danh vào thời của ông. Ông đã sống trong nhiều thiền viện và giảng dạy tại các tỉnh khác nhau.
Ngôi thiền viện sau cùng ông ghé thăm tụ họp quá nhiều môn sinh cho nên ông nói với họ rằng ông sẽ hoàn toàn từ bỏ hẳn công tác giảng thuyết . Ông khuyên họ nên phân tán ra và đi tới bất cứ nơi nào mà họ mong muốn. Sau đó không một ai còn thấy được chút dấu tích nào của ông nữa.
Ba năm sau một trong số những môn sinh của ông khám phá thấy ông đang sống với một vài người hành khất dưới một cây cầu ở Kyoto. Anh ta lập tức năn nỉ Tosui dạy anh.
“Nếu anh có thể làm được như ta làm dù chỉ trong vài ngày thôi, ta có thể dạy,” Tosui trả lời.
Vì thế anh môn sinh cũ ăn mặc như một người hành khất và sống qua một ngày với Tosui. Ngày hôm sau một trong số những người hành khất qua đời. Tosui và môn sinh của ông khiêng cái xác đi vào lúc nửa đêm và chôn xác đó trên một sườn núi. Sau đó họ trở về nơi trú ẩn của họ dưới cây cầu.
Tosui ngủ yên suốt đêm còn lại, nhưng anh môn sinh không thể ngủ được. Khi trời sáng Tosui nói: “Chúng ta không phải xin ăn hôm nay. Ông bạn quá cố của chúng ta đã để lại một ít ở đằng kia” Nhưng anh môn sinh không ăn nổi một miếng nào cả.
“Ta đã bảo là anh không thể làm được như ta mà,” Tosui kết luận. “Hãy đi ra khỏi đây và đừng quấy nhiễu ta nữa.”
Chuyện 44: Kẻ Trộm Trở Thành Đệ tử
Một đêm khi Shichiri Kojun đang tụng kinh thì một tên trộm với một thanh kiếm sắc nhọn bước vào, đòi đưa tiền nếu không ông sẽ mất mạng.
Shichiri bảo hắn: “Đừng quấy rầy ta. Anh có thể tìm thấy tiền trong cái ngăn kéo kia.” Rồi ông tiếp tục tụng kinh.
Một lát sau đó ông ngừng lại và kêu lên: “Đ?ng lấy hết cả đấy nhé. Ta cần một ít để trả tiền thuế ngày mai.”
Tên xâm nhập lượm lặt gần hết số tiền và sắp sửa chuồn đi. “Hãy cám ơn người ta khi anh nhận một món quà tặng chứ,” Shichiri nói thêm. Tên trộm cảm tạ ông và bỏ đi.
Một vài ngày sau đó tên này bị bắt và thú tội, trong các tội thú nhận này có cái tội liên quan đến Shichiri. Khi Shichiri được mời tới như là một nhân chứng ông nói: “Người này không phải là kẻ trộm, ít nhất là riêng về phần liên quan tới tôi. Tôi đã cho anh ấy tiền và anh ấy đã cảm tạ tôi về chuyện đó.”
Sau khi đã mãn thời hạn ở tù, anh chàng tìm đến Shichiri và trở thành đệ tử của ông.
Chuyện 45: Đúng Và Sai
Khi Bankei tổ chức những tuần an cư để thiền định, các môn sinh từ nhi?u nơi trên nước Nhật Bản tới tham dự. Một lần trong những buổi tụ họp này một môn sinh bị bắt về tội ăn trộm. Công chuyện được trình lên Bankei với lời thỉnh cầu rằng kẻ phạm tội phải bị trục xuất. Bankei đã bỏ qua nội vụ.
Sau đó môn sinh này bị bắt trong một hành động tương tự, và Bankei lại vẫn không quan tâm đến sự việc. Điều này làm những môn sinh khác tức giận, họ liền thảo một tờ thỉnh nguyện đòi đuổi tên trộm cắp ra, tuyên bố rằng nếu không làm vậy thì họ sẽ cùng nhau bỏ đi.
Khi Bankei đọc xong tờ thỉnh nguyện ông gọi tất cả môn sinh lại trước mặt ông. “Các anh là những anh em khôn ngoan,” ông nói với họ. “Các anh biết cái gì là đúng và cái gì không đúng. Các anh có thể đi nơi khác để tu học nếu các anh muốn, nhưng người anh em đáng thương này lại không biết đến cả phân biệt đúng với sai. Ai sẽ dạy dỗ anh ấy nếu ta không dạy. Ta sẽ lưu giữ anh ấy ở đây cho dù tất cả các anh còn lại có bỏ đi hết.”
Một suối nước mắt đã rửa sạch khuôn mặt người anh em trộm cắp. Mọi tham muốn trộm cắp đều biến mất đi.
Chuyện 46: Cỏ và Cây Sẽ Giác Ngộ Như Thế Nào
Trong thời đại Kamakura, Shinkan theo học Tendai sáu năm và rồi học Thiền bảy năm; sau đó ông đi tới Trung Hoa và suy tưởng về Thiền thêm mười ba năm nữa.
Khi ông trở về Nhật Bản nhiều người muốn phỏng vấn ông và hỏi những câu bí hiểm. Nhưng khi Shinkan tiếp khách, việc đó cũng không thường xảy ra, ông ít khi trả lời những câu hỏi của họ.
Một ngày một thiền sinh năm mươi tuổi nói với Shinkan: “Tôi đã học hỏi môn phái tư duy Tendai từ khi tôi là một cậu bé, nhưng có một điều trong đó tôi không hiểu nổi. Tendai quan niệm rằng ngay cả cỏ và cây cũng có thể trở nên giác ngộ được. Đối với tôi điều này tỏ ra rất là lạ lùng.”
“Có lợi ích chi khi thảo luận xem cỏ và cây sẽ trở nên giác ngộ như thế nào?” Shinkan hỏi. “Vấn đề là làm thế nào để chính ông có thể trở nên như vậy chứ. Ông có bao giờ suy nghĩ đến điều đó không?”
“Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này theo cách đó cả,” ông già lấy làm ngạc nhiên.
“Vậy hãy đi về nhà và suy tư về điều này nhé,” Shinkan chấm dứt.
Chuyện 47: Nghệ Sỹ Keo Bẩ
Gessen là một ông sư nghệ sỹ. Trước khi ông bắt đầu một bức vẽ hay bức họa ông luôn luôn đòi hỏi phải được trả tiền trước, và tiền công của ông thì cao. Ông được người ta biết đến như là “Nghệ Sỹ Keo Bẩn.”
Một cô nàng kỹ nữ có một lần đặt ông thực hiện một bức họa. “Cô có thể trả được bao nhiêu tiền?” Gessen hỏi.
“Ông muốn đòi bao nhiêu cũng được,” cô gái trả lời, “nhưng tôi muốn ông làm công việc ở trước mặt tôi.”
Và rồi tới một ngày nọ Gessen được cô nàng kỹ nữ mời đến. Cô ta đang mở tiệc đãi khách quen của cô.
Gessen với đường nét cây cọ tài tình đã vẽ bức tranh. Khi bức tranh được hoàn thành ông đòi trả cái giá cao nhất vào thời của ông.
Ông đã nhận được tiền công trả cho ông. Rồi cô nàng kỹ nữ quay sang khách quen của cô, cô nói: “Tất cả những cái mà nhà nghệ sỹ này muốn là tiền. Những bức họa của ông ấy thì đẹp đẽ đấy nhưng tâm hồn ông thì nhơ bẩn; tiền bạc đã khiến cho nó trở thành bùn lầy. Được vẽ bởi một tâm hồn nhớp nhúa như thế, tác phẩm của ông ta không xứng đáng để được triển lãm. Nó chỉ đáng vẽ trên một trong những quần áo lót của tôi mà thôi.”
Cởi váy ra, cô liền yêu cầu Gessen vẽ một bức tranh khác ở trên phía sau váy lót của cô.
“Cô sẽ trả bao nhiêu nào?” Gessen hỏi.
“Ô, bất cứ giá nào,” cô gái trả lời.
Gessen đòi một giá khó tưởng tượng ra nổi, vẽ bức tranh theo cách được yêu cầu, và bỏ đi.
Về sau mọi người mới biết rằng Gessen có những lý do này để mà ham muốn tiền bạc:
Một nạn đói khủng khiếp thường xảy ra trong tỉnh của ông. Người giàu không cứu giúp người nghèo, cho nên Gessen có một nhà kho bí mật, không ai biết, nơi đó ông chứa đầy thóc lúa, chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp này.
Từ làng của ông tới Lăng Mộ Quốc Gia đường đi ở trong tình trạng rất xấu và nhiều người qua lại bị khốn khổ khi vượt ngang nó. Ông muốn làm một con đường tốt hơn.
Thầy của ông đã qua đời mà không thực hiện được ước nguyện của thầy là xây cất một thiền viện, và Gessen mong ước hoàn thành thiền viện này cho thầy.
Sau khi Gessen đã thực hiện xong ba điều ước nguyện của ông, ông vứt bỏ đi bút cọ cùng những dụng cụ nghệ thuật của mình, và lui vào núi, không bao giờ vẽ nữa.
Chuyện 48: Sự Cân Đối Chính Xác
Sen no Rikyu, một ông thầy về trà, muốn treo một giỏ hoa trên một cột trụ. Ông yêu cầu một người thợ mộc giúp ông, và hướng dẫn cho người thợ treo nó cao hơn hay thấp hơn một chút, qua bên phải hay bên trái, cho đến khi ông tìm ra được đúng cái chỗ chính xác. “Chỗ đó đấy,” sau cùng Sen no Rikyu nói.
Người thợ mộc, để thử ông thầy, đánh dấu điểm đó và rồi giả bộ như đã quên mất đi. Phải chỗ này không? “Có lẽ là cái chỗ này đây?” người thợ mộc vừa hỏi, vừa chỉ vào những chỗ khác biệt trên cột trụ.
Nhưng tri giác về sự cân đối của ông thầy về trà chính xác đến mức độ là cho đến khi người thợ mộc chỉ lại đúng ngay vào cái điểm tương đồng trước thì v? trí đó mới được chấp nhận.
Chuyện 49: Ông Phật Mũi Đen
Một ni cô đang mong tìm giác ngộ tạo ra một pho tượng Phật và giát tượng bằng vàng lá. Đi bất cứ chỗ nào cô cũng mang ông Phật vàng này theo với cô.
Nhiều năm trời trôi qua, vẫn mang theo ông Phật của mình, ni cô đến cư trú trong một ngôi chùa nhỏ bé ở một vùng thôn quê, trong đó đã có rất nhiều ông Phật, mỗi ông có một bàn thờ đặc biệt riêng rẽ.
Ni cô muốn đốt hương trước ông Phật vàng của cô. Có ý không muốn cho hương thơm bay lan sang các ông Phật khác, cô mới sáng chế ra một cái miệng phễu xuyên qua đó khói hương chỉ bay lên tới pho tượng của cô thôi. Cách này làm cho cái mũi của ông Phật vàng đen đi, khiến mũi xấu xí một cách đặc biệt.
Chuyện 50: Sự Giác Ngộ Minh Bạch Của RYONEN
Nữ tu Phật giáo được biết đến với tên là Ryonen sinh năm 1797. Cô là một người cháu gái của vị tướng quân Nhật Bản nổi tiếng Shingen. Nhờ đến thiên tài thi phú và sắc đẹp quyến rũ của cô mà vào năm mười bảy tuổi cô được phục d?ch hoàng hậu như một trong những mệnh phụ triều đình. Mặc dù hãy còn ở vào một tuổi trẻ như vậy mà danh vọng đã chờ đón cô.
Hoàng hậu kính yêu đột ngột qua đời và những mộng tưởng đầy triển vọng của Ryonen tan biến đi mất. Cô nhận thức được một cách nhạy bén về sự vô thường của cuộc đời trong cõi nhân gian này. Rồi vì thế mà cô muốn học Thiền.
Tuy nhiên những thân nhân của cô không đồng ý và trong thực tế ép cô lập gia đình. Với một lời hứa hẹn là cô có thể trở thành một ni cô sau khi cô sinh được ba con, Ryonen đồng ý. Trước khi được hai mươi lăm tuổi cô đã hoàn tất điều kiện này. Do vậy chồng cô và các thân nhân của cô không thể nào còn ngăn trở được ý muốn của cô nữa. Cô xuống tóc, lấy tên là Ryonen, có nghĩa là giác ngộ minh bạch, và bắt đầu cuộc hành hương của cô.
Cô đến thành phố Edo và th?nh cầu Tetsugyu thâu nhận cô làm đệ tử. Nhìn thoáng qua, ông thầy không nhận cô vì cô quá đẹp.
Ryonen đi tới một ông thầy khác là Hakuo. Hakuo từ chối cô với cùng một lý do, nói rằng cái sắc đẹp của cô chỉ mang lại phiền toái.
Ryonen bèn lấy một bàn ủi nóng và áp nó lên mặt cô. Trong một chốc lát sắc đẹp của cô biến mất đi vĩnh viễn.
Hakuo do vậy thâu nhận cô làm một đệ tử.
Để kỷ niệm cơ hội này, Ryonen đã viết một bài thơ phía sau một tấm gương nhỏ:
Khi phục dịch Hoàng hậu của ta, ta đã đốt hương để ướp thơm quần áo đẹp đẽ của mình,
Bây giờ làm kẻ khất sĩ không nhà ta đốt mặt mình để vào một thiền viện.
Khi Ryonen sắp từ giã cõi nhân gian này, cô viết một bài thơ khác:
Sáu mươi sáu lần đôi mắt này đã chứng kiến cảnh vật thay đổi của mùa thu.
Ta đã nói đầy đủ về ánh trăng,
Đừng hỏi gì thêm nữa.
Hãy chỉ lắng nghe âm thanh của ngàn thông và bách hương khi không có gió rung động.