101 Câu chuyện Thiền (81-90)

Chuyện 81: Hãy Ngủ đi

Gasan đang ngồi cạnh giường của Tekisui ba ngày trước khi thầy của ông qua đời. Tekisui trước đó đã chọn ông là người kế vị.

Một ngôi chùa mới đây vừa bị cháy và Gasan bận lo xây cất lại kiến trúc. Tekisui hỏi ông: “Con sẽ làm gì sau khi ngôi chùa được xây cất lại?”

“Khi thầy qua khỏi cơn bệnh chúng con muốn thầy nói chuyện ở đó,” Gasan nói.

“Giả dụ như ta không sống được đến lúc đó?”

“Thì chúng con sẽ thỉnh một người khác,” Gasan trả lời.

“Giả sử các con không thể tìm được ai cả?” Tekisui hỏi tiếp.

Gasan trả lời lớn tiếng: “Thầy đừng hỏi những câu điên khùng như vậy nữa. Hãy ngủ đi.”

 

Chuyện 82: Không Có Gì Hiện Hữu

Yamaoka Tesshu, khi còn là một thiền sinh trẻ, đi thăm viếng hết thầy này đến thầy nọ. Ông đến thăm Dokuon ở Shokoku.

Muốn tỏ lộ sự chứng ngộ của mình, ông nói: “Tâm, Phật, và chúng sinh nói cho cùng chẳng hề hiện hữu. Bản chất thực sự của mọi hiện tướng là không. Không có thực chứng, không có si mê, không có hiền triết, không có phàm tục. Không có ban phát và không có gì để thụ nhận.”

Dokuon, đang hút thuốc một cách yên lặng, không hề nói gì c?. Bỗng nhiên ông đập mạnh vào Yamaoka bằng cái ống điếu trúc của ông. Chuyện đó làm cho chàng trẻ tuổi rất giận dữ.

“Nếu không có gì hiện hữu,” Dokuon hỏi, “vậy thì cơn giận này từ đâu đến?”

 

Chuyện 83: Không Làm, Không Ăn

Hyakujo, Thiền sư Trung Hoa, thường hay lao động cùng với các môn sinh của ông dù đã ở vào tuổi tám mươi, thu vén vườn tược, quét dọn đất đai, và cắt tỉa cây cối.

Các môn sinh cảm thấy phiền não khi thấy ông thầy già làm lụng cực nhọc như vậy, nhưng họ biết rằng thầy sẽ không nghe theo lời khuyên của họ mà ngưng lại, vì thế nên họ dấu dụng cụ của thầy đi luôn.

Ngày hôm đó thầy không ăn. Ngày hôm sau thầy không ăn, và ngày kế tiếp cũng vậy. “Thầy có thể giận lẫy vì chúng mình dấu dụng cụ của thầy,” đám môn sinh phỏng đoán, “chúng mình nên để dụng cụ lại chỗ cũ thì hơn.”

Cái ngày mà họ mang trả lại dụng cụ, thầy làm việc và ăn tương tự như trước. Vào buổi tối, thầy dạy họ: “Không làm, không ăn.”

 

Chuyện 84: Bạn Thật Sự

Thời xưa ở Trung Hoa có hai người bạn, một người chơi đàn rất điêu luyện và một người nghe rất sành điệu.

Khi một người đàn hay hát về núi non, người kia sẽ nói: “Tôi có thể nhìn thấy núi non ở trước mặt chúng ta.”

Khi một người đàn về nước, người nghe sẽ reo lên: “Đây là suối nước chảy!”

Nhưng rồi người nghe b? bệnh và từ trần. Người bạn còn lại cắt đứt dây của cây đàn của mình và không bao giờ chơi đàn lại nữa. Kể từ thời đó, việc cắt đứt dây đàn luôn luôn là một biểu hiện của tình bạn thân thiết.

 

Chuyện 85: ThờI Phải Chết

Ikkyu, ông thiền sư, ngay lúc còn là một đứa bé trai, đã rất thông minh. Thầy của ông có một cái tách uống trà quý báu, một món đồ cổ hiếm có. Ikkyu lỡ tay đánh vỡ cái tách này và vô cùng lo lắng. Nghe thấy tiếng bước chân thầy ông, ông dấu các mảnh vỡ của cái tách vào phía sau ông. Khi thầy xuất hiện, Ikkyu hỏi: “Tại sao người ta phải chết?”

“Đây là lẽ tự nhiên,” ông già giải thích. “Mọi vật đều phải chết vì đã sống lâu rồi.”

Ikkyu, liền đưa cái tách b? bể ra, nói thêm: “Đã tới thời cái tách của thầy phải chết rồi.”

 

Chuyện 86: Ông Phật Sống Và Người Thợ đóng Thùng

Các thiền sư hay chỉ dẫn cho từng cá nhân trong một căn phòng cô t?ch. Không ai được vào khi thầy và môn sinh đang ở cùng nhau.

Mokurai, thiền sư ở chùa Kennin tại Kyoto, thường ưa thích chuyện trò với các nhà buôn và nhà báo cũng như với các môn sinh của ông. Một người thợ đóng thùng nọ gần như thất học. Ông ta hay hỏi Mokurai những câu điên rồ, uống nước trà, rồi bỏ đi.

Một hôm khi người thợ đóng thùng ở dó Mokurai muốn chỉ dẫn riêng tư cho một đệ tử, cho nên ông yêu cầu người thợ đóng thùng đợi ở một căn phòng khác.

“Tôi biết ông là một vị Phật sống,” ông thợ phản đối. “Ngay cả các tượng Phật bằng đá trong chùa cũng không bao giờ từ chối nhiều người cùng đến trước mặt các pho tượng đó. Thế thì tại sao tôi lại bị đuổi ra?”

Mokurai đã phải đi ra bên ngoài để gặp các đệ tử của ông.

 

Chuyện 87: Ba Hạng đệ tử

Một thiền sư tên là Gettan, sống vào cuối thời đại Tokugawa. Ông thường nói: “Có ba hạng đệ tử: những người phổ biến Thiền cho những người khác, những người bảo quản chùa chiền và đền thờ, và rồi còn có những bị gạo và những giá treo áo.”

Gasan phát biểu cùng một ý tương tự. Khi ông còn đang theo học với Tekisui, thầy của ông rất nghiêm khắc. Đôi khi thầy còn đánh cả ông nữa. Các môn sinh khác không chịu đựng nổi cách thức giáo huấn đó và bỏ cuộc. Gasan ở lại, nói: “Một đệ tử hèn kém thì sử dụng thế lực của thầy. Một đệ tử khá tốt thì ngưỡng mộ từ tâm của thầy. Môt đệ tử giỏi giang thì trở nên mạnh mẽ dưới kỷ luật của một ông thầy.”

Làm Sao Viết Một Bài Thơ chữ Hán

Người ta hỏi một thi sĩ Nhật Bản nổi danh là làm thế nào để sáng tác ra một bài thơ chữ Hán.

“Một bài thơ chữ Hán thông thường có bốn câu,” ông ta giảng giải. “Câu đầu tiên bao hàm phần khởi nhập; câu thứ nhì là sự chuyển tiếp của phần đó, câu thứ ba chuyển từ đề mục này và bắt đầu một ý mới và câu thứ tư kết hợp ba câu đầu lại với nhau. Một bài ca dân gian Nhật Bản đã minh họa điều này:

Hai cô con gái của một thương gia bán lụa sống ở Kyoto.

Cô chị hai mươi tuổi, Cô em, mười tám.

Một chàng lính có thể giết người bằng lưỡi kiếm của chàng ta,

Nhưng các cô gái này giết đàn ông bằng đôi mắt các nàng.”

 

Chuyện 88:Làm Sao Viết Một Bài Thơ chữ Hán

Người ta hỏi một thi sĩ Nhật Bản nổi danh là làm thế nào để sáng tác ra một bài thơ chữ Hán.

“Một bài thơ chữ Hán thông thường có bốn câu,” ông ta giảng giải. “Câu đầu tiên bao hàm phần khởi nhập; câu thứ nhì là sự chuyển tiếp của phần đó, câu thứ ba chuyển từ đề mục này và bắt đầu một ý mới và câu thứ tư kết hợp ba câu đầu lại với nhau. Một bài ca dân gian Nhật Bản đã minh họa điều này:
Hai cô con gái của một thương gia bán lụa sống ở Kyoto.
Cô chị hai mươi tuổi, Cô em, mười tám.
Một chàng lính có thể giết người bằng lưỡi kiếm của chàng ta,
Nhưng các cô gái này giết đàn ông bằng đôi mắt các nàng.”

 

Chuyện 89: Đối Thoại Thiền

Các thiền sư huấn luyện cho các môn sinh trẻ tuổi của họ tự mình phát biểu ý tưởng. Hai thiền viện mỗi nơi có một chú bé được bảo trợ. Một chú, đi lấy rau mỗi sáng, thường gặp chú nọ trên đường.

“Anh đi đâu đấy?” chú nọ hỏi.

“Tôi đi đến bất cứ nơi nào mà bàn chân tôi di tới,” chú kia trả lời.

Câu trả lời này làm chú thứ nhất lúng túng, chú bèn đến thầy mình nhờ giúp đỡ. “Sáng mai,” ông thầy bảo chú, “khi con gặp anh bạn nhỏ đó, hãy hỏi anh ta câu tương tự. Anh ta sẽ trả lời cho con theo cách như cũ, và rồi con hỏi anh ta: “Giả dụ như anh không có chân, vậy thì anh sẽ đi tới đâu? Như thế sẽ làm anh ta kẹt ngay.”

Hai chú nhỏ lại gặp nhau vào buổi sáng hôm sau.

“Anh đi đâu đấy?” chú thứ nhất hỏi.

“Tôi đi đến bất cứ nơi nào mà gió thổi,” chú kia trả lời.

Câu trả lời này lại làm cho chú trước bối rối, chú ôm mối thất bại về tìm gặp thầy chú.

“Hãy hỏi anh ta rằng anh sẽ đi tới đâu nếu không có gió,” ông thầy gợi ý.

Ngày hôm sau hai chú nhỏ gặp gỡ nhau một lần thứ ba.

“Anh đi đâu đấy?” chú thứ nhất hỏi.

“Tôi đi ra chợ mua rau,” chú kia trả lời.

 

Chuyện 90: Cái gõ cuối cùng

Tangen theo học với Sengai từ thuở nhỏ. Khi ông hai mươi tuổi ông muốn rời xa thầy của ông và tìm thăm các thiền sư khác để học hỏi đối chiếu, nhưng Sengai không cho phép chuyện đó. Mỗi lần Tangen gợi ý ra chuyện này, Sengai lại gõ cho ông một cái lên đầu.

Cuối cùng Tangen nhờ một sư huynh tìm cách thuyết phục hộ để xin phép Sengai. Người sư huynh đã thực hiện điều đó và rồi báo lại cho Tangen: “Đã dàn xếp xong xuôi. Ta đã bố trí để chú có thể khởi sự cuộc hành hương của chú ngay.”

Tangen đi tới gặp Sengai để cám ơn thầy vì thầy đã cho phép. Vị thầy trả lời bằng cách tặng cho ông một cái gõ nữa.

Khi Tangen tường thuật lại chuyện này cho sư huynh của ông thì người này nói: “Chuy?n gì vậy này? Thầy Sengai không có quyền đã cho phép rồi lại đổi ý. Ta sẽ nói với thầy như vậy.” Và sư huynh đi gặp thầy.

“Thầy không hủy bỏ việc thầy cho phép,” Sengai nói. “Thầy chỉ muốn cho anh chàng một cái gõ cuối cùng lên đầu, để khi anh ta trở về anh sẽ giác ngộ ra và thầy không còn có thể khiển trách gì anh ta nữa.”a