Chùm ảnh Tây Sơn Đại Phật
Chùm ảnh Tây Sơn Đại Phật
(theo GNO): Tây Sơn Đại Phật còn gọi là Mông Sơn Đại Phật, tọa lạc tại Mông Sơn, hơn 20 km phía tây nam, trực thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Sau khi trải qua luận cứ khảo sát tỉ mỉ, bộ môn nghiên cứu khoa học và các nhà khảo cổ đã gọi Tây Sơn Đại Phật là “Thiên Hạ Đệ Nhất Phật”. Hiện nay họ đã bắt đầu tu sửa lại toàn diện và đã vén lên bức màn thần bí của nó.
Ngôi chùa nơi Tây Sơn Đại Phật – Tấn Dương, nguyên là chùa Đại Trang Nghiêm xây cất vào thời Đông Ngụy. Năm thứ 2 Thiên Bảo đời Bắc Tề (551), Cao Dương tứ ban là “Khai Hóa”, còn gọi là chùa Khai Hóa, căn cứ vào tượng Phật khắc trên núi, xây thành hai ngôi chùa thượng và hạ, gọi là ” Đại Trang Nghiêm thạch quật nhị tự” (Đại Trang Nghiêm – hai ngôi chùa hang đá).
Chùa Khai Hóa lâu đời đã bị hư hoại
Năm Nhân Thọ Tùy Văn Đế (602), đã xây dựng Đại Phật Các để bảo vệ Đại Phật, đổi hiệu là chùa Tịnh Minh. Năm Võ Đức thứ 3 đời Đường (620), Lý Uyên lưu thủ tại Tấn Dương, khôi phục lại tên chùa là Khai Hóa. Hiển Khánh năm thứ 5 (660) Đường Cao Tông Lý Trị và hoàng hậu Võ Tắc Thiên đến Binh Châu triều bái chùa Khai Hóa và chiêm ngưỡng tượng Phật lớn chùa Đồng Tử, “…chiêm ngưỡng kính lễ, tán thán những việc hi hữu, cúng dường trân bảo tài vật y phục…”.
Khi Đường Võ Tông tiêu diệt Phật pháp, Đại Các tuy bị phá hủy, nhưng Đại Phật chưa bị hư tổn. Cuối đời Đường Càn Ninh năm thứ 2 (895), Tấn Vương Lý Khắc đem hết sức lực trùng tu Đại Phật Các. Hậu Tấn Ngũ Đại, niên hiệu Khai Vận thứ 2 (495), Bắc Bình Vương Lưu Trí Viễn lưu trú tại Bắc Kinh (Tấn Dương), tu sửa lại Phật Các. Lần này trùng tu Trang Nghiêm Các , cao 5 tầng, mỗi tầng 13 cột trụ, 26 gian, tổng cộng 136 gian. Cuối đời Nguyên (1368), chùa đổ các nghiêng, đầu Phật bị rơi mất, đá nát ngói bể và phần dưới của tượng Phật bị kẹt khuất bởi bùn đá núi. Minh Hồng Võ năm thứ 18 (1385), Tấn Cung Vương Chu Cương Chỉ đã trùng tu tự viện trước, gọi là chùa Pháp Hoa. Tây Sơn Đại Phật đã hiển hách 800 năm lại bị mai một hơn 600 năm.
Bộ đầu Tây Sơn Đại Phật bị rơi mất
Tạc khắc tượng Phật từ thời Bắc Tề, trải qua các đời Tùy, Đường, Ngũ Đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, đều có trùng tu, mở rộng, ghi chép, khắc bia…, nhưng bộ đầu vẫn chưa khôi phục nguyên vị
Bắt đầu từ năm 2006, chính phủ nơi đó đã mời chuyên gia tiến hành bảo hộ và khai phá toàn diện tượng Tây Sơn Đại Phật, triển khai công trình phục nguyên bộ đầu Đại Phật. Ngày 15/10/2007, phần gia cố toàn diện Tây Sơn Đại Phật – thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây đã kết thúc. Việc trùng tu Tây Sơn Đại Phật đã dẫn đến sự quan tâm chú ý các nhân sĩ khắp nơi, có người đánh giá phê bình: Cao hơn Đại Phật ở Ba Mạch Dương (Bamiyan), sớm hơn Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên…
Tháng 3/2008, công trình phục nguyên bộ đầu Đại Phật đã hoàn thành. ngày 12/5/2008, toàn khu Tây Sơn Đại Phật đã mở cửa đối ngoại, nghinh đón du khách khắp trong và ngoài nước.
Sau đây là chùm ảnh Tây Sơn Đại Phật
Bộ đầu Tây Sơn Đại Phật đang tu sửa
Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên
Đại Phật tại A Phú Hãn (Afghanistan), tỉnh Ba Mạch Dương (Bmyn)
Tây Sơn Đại Phật cao 63m, so với tượng Phật cao nhất ở hang động Vân Cương gần 46m, cũng cao hơn Đại Phật tại A Phú Hãn (Afghanistan), tỉnh Ba Mạch Dương (Bmyn, hoặc Bamiyan) 10m hiện đã bị phá hủy, nhưng lại thấp hơn Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên 8m, đồng thời hiện diện trên thế gian sớm hơn Lạc Sơn Đại Phật 162 năm. Do đó, dựa vào những điều so sánh trên đây, nếu luận về độ cao thì Tây Sơn Đại Phật là Đại Phật cao thứ nhì trên thế giới (Lạc Sơn Đại Phật cao thứ nhất), luận về niên đại thì tượng Phật khắc trên đá với mô hình lớn này, là có sớm nhất trên thế giới.
Phật Quán Vô Lượng Thọ
Tây Sơn Đại Phật đã hoàn thành
Phật giáo tỉnh Sơn Tây tổ chức phóng sanh tại Tây Sơn Đại Phật
Đỉnh Nhạn Oa – Mông Sơn
Tháp Liên Lý chùa Khai Hóa
Thanh Như dịch,sưu tập