Chùa Đại Chiêu

Chùa Đại Chiêu

Chùa Đại Chiêu Tây Tạng nằm cách cung Pu ta la không xa, đi bộ khoảng 10 phút thì đến. Đứng trên quảng trường từ xa nhìn sang, trước cửa chùa có một cột trụ kinh phướn cao vút, khói xanh lan tỏa, nóc chùa vàng lấp lánh, bầu không khí phảng phất hương thơm của dầu đen.

Tại La Sa có một câu nói “Trước có Đại Chiêu, sau mới có thành La Sa”. Qua đó đã nói lên đoạn lịch sử ra đời của chùa Đại Chiêu. Vào thế kỷ 7 công nguyên, sau khi vua Tạng -Sông Chan Can Pu thống nhất toàn bộ khu vực biên giới Thổ Phiên, rời đại bản doanh vương triều từ Sơn Nam đến lũng sông La Sa, đây chính là nơi sở tại của thành La Sa ngày nay. La Sa bấy giờ chỉ có mấy ngôi nhà nằm rải rác, Sông Chan Can Pu trước sau cưới công chúa Sư Chun nước láng giền Nê Pan và công chúa Văn Thành triều nhà Đường làm vợ, hai nàng công chúa đều đem đến hai pho tượng phật Thích Ca Mâu Ni rất quý hiếm, việc đặt hai pho tượng phật này vào đâu đã trở thành vấn đề nan giải. Theo kiến nghị của công chúa Văn Thành, vua Sông Chan Can Pu đã ra lệnh xây hai ngôi chùa Đại Chiêu và Tiểu Chiêu để đặt tượng. Sau khi chùa xây xong, nơi đây đã trở thành đất thánh phật giáo truyền thống Tạng, người dân Tạng tới tấp đến hành hương. Do đó mới dần dần hình thành thành phố lấy chùa Đại Chiêu làm trung tâm, đó chính là thành phố La Sa ngày nay.

Chùa Đại Chiêu theo tiếng Tạng có nghĩa là Kinh Đường, Phật Đường, Cung điện, còn có một nghĩa khác là phật Thích Ca Mâu Ni, cũng tức là phật đường cung thờ tượng Thích Ca Mâu Ni. Pho tượng phật Thích Ca Mâu Ni này do công chúa Văn Thành đưa từ Tràng An đến. Đây là pho tượng mạ vàng khi phật Thích Ca Mâu Ni 12 tuổi, hơn nữa do chính phật Thích Ca Mâu Ni đích thân khai quang, do đó nếu tính ra thì pho tượng phật này là một bấu vật quý hiếm trước khi Thích Ca Mâu Ni mất vào năm 544 trước công nguyên để lại.

Người dân Tạng từ các nơi xa xôi đến La Sa hành hương, đây không chỉ tôn thờ một pho tượng phật, cũng chẳng khác nào tôn thờ chân thân và nhìn thấy phật tổ Thích Ca Mâu Ni.

Chùa Đại Chiêu Tây Tạng



Ngoài tượng Phật tổ Thích Ca Mâu Ni ra, trong chùa Đại Chiêu còn cung thờ tượng Sông Chan Can Pu người đã gây dựng nên chùa Đại Chiêu và cung Pu Ta La. Từ khi ông bắt đầu thống nhất toàn bộ Thổ Phiên và trong năm 633 công nguyên từ khu vực Sơn Nam rời đô đến La Sa, xây dựng nên cung Pu Ta La, sau đó cử đại thần Thun Mi Sang Pu Cha đi Ấn Độ học phạn văn, sáng tạo ra 30 chữ cái văn tự Tạng, từ đời vua Tạng này lịch sử Tây Tạng bắt đầu có văn tự ghi chép, đồng thời còn phiên dịch nhiều kinh phật và sách phật.

Trong lòng người dân tộc Tạng, Sông Chan Can Pu là một ông vua vĩ đại, họ cho rằng Sông Chan Can Pu và hai người vợ ông là công chúa Sư Chun và công chúa Văn Thành đều là hóa thân của Bồ Tát, xuống trần gian cứu khổ cứu nạn và giáo hóa người Tạng. Trong chùa Đại Chiêu hiện còn bảo lưu được khá nhiều dấu tích của Sông Chan Can Pu và công chúa Văn Thành.

Toàn bộ tầng trệt, tầng hai và trên nóc nhà đều là tượng khắc gỗ thời kỳ Thổ Phiên thế kỷ 7 công nguyên, đây đều do Sông Chan Can Pu lúc sinh thời tự tay khắc nên. Trong đó còn có một chiếc đôn đá của công chúa Văn Thành thường ngồi.

Nhà sư nổi tiếng Ni Ma Sư Dân, phó chủ nhiệm Ủy ban quản lý chùa Đại Chiêu cho rằng, văn hóa quý hiếm và giá trị lịch sử của chùa Đại Chiêu không là mấy pho tượng phật, điều càng quan trọng hơn là nó đã thể hiện lên sự dùng hòa giữa các nền văn hóa, bởi lẽ kiến trúc chùa Đại Chiêu đã hấp thu tinh hoa của kiến trúc Tây Tạng, cũng như tinh hoa kiến trúc khu vực trung nguyên triều nhà Đường, Ấn Độ và Nê Pan.