ÂN CẦN VÀ TỪ BI
ÂN CẦN VÀ TỪ BI
His Holiness the Dalai Lama – Tuệ Uyển chuyển ngữ
“Cho dù chúng ta tin tưởng ở một tôn giáo hay không, và cho dù chúng ta tin tưởng tái sinh hay không, thì không có người nào lại không cảm kích tử tế ân cần và từ bi yêu thương.” The Dalai Lama
Chúng tôi muốn nói với đến quý vị chiều hôm nay về sự quan trọng của tử tế ân cần và từ bi yêu thương. Khi nói về điều này, chúng tôi không xem mình như một Phật tử, cũng không là một vị Dalai Lama, cũng không là một người Tây Tạng, mà tốt hơn là một con người. Và, chúng tôi hy vọng rằng quý vị trong thính chúng, tại thời điểm này, hãy nghĩ về chính mình như một con người hơn là một người Hoa Kỳ, hay một người phương Tây, hay một thành viên của một nhóm đặc thù nào đấy. Những điều này là thứ yếu. Nếu từ vị trí của chúng tôi và từ vị trí của những người nghe chúng ta tác động qua lại như những con người, chúng ta có thể tiếp cận đến trình độ căn bản của điều này. Nếu chúng tôi nói, “tôi là một tu sĩ,”, hay “tôi là một Phật tử,” những điều này là tạm thời, trong sự so sánh đến tính tự nhiên của tôi như một con người. Làm một con người là căn bản. Một khi chúng ta sinh ra như một con người, điều ấy không thể thay đổi cho đến khi chết. Những thứ khác – cho dù chúng ta có học vấn hay không học vấn, giàu sang hay nghèo khó – là thứ yếu.
Ngày nay chúng ta đối diện nhiều vấn nạn. Một số được tạo nên một cách chủ yếu bởi chính chúng ta dựa căn bản trên sự những sự phân chia qua tư tưởng, tôn giáo, chủng tộc, vị thế kinh tế, hay những nhân tố khác. Do vậy, thời gian đã đến để chúng ta suy nghĩ ở một trình độ sâu sắc hơn, trình độ của loài người, và từ trình độ ấy chúng ta nên hiểu rõ giá trị và tôn trọng sự giống nhau của những kẻ khác như những con người. Chúng ta phải xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn của sự tin tưởng, hiểu biết, và tôn trọng hổ tương qua lại cùng giúp đở, bất chấp sự khác nhau về văn hóa, triết lý, tôn giáo, hay tín ngưỡng.
Rốt lại, tất cả những con người là giống nhau – được làm nên từ xương, thịt, và máu của loài người. Tất cả chúng ta muốn hạnh phúc vui vẻ và muốn tránh đau khổ buồn rầu. Xa hơn thế, tất cả chúng ta có quyền bình đẳng để hạnh phúc vui tươi. Nói cách khác, thật quan trọng để nhận thức sự giống nhau của chúng ta như những con người. Tất cả chúng ta cùng thuộc một gia đình nhân loại. Rằng chúng ta bất hòa với người khác là qua đến những lý do thứ yếu, và tất cả những điều tranh cải này với người khác, lừa gạt người khác, đàn áp người khác là không thích đáng.
Bất hạnh thay, qua nhiều thế kỷ, loài người đã dùng tất cả những phương pháp để đàn áp và làm tổn thương những người khác. Nhiều việc kinh khủng đã từng được làm. Nó có nghĩa là nhiều vấn nạn hơn, nhiều khổ đau hơn, và nhiều sự ngờ vực hơn, kết quả trong nhiều cảm nhận thù hận hơn và nhiều sự chia cách hơn.
Thế giới ngày nay đang trở nên ngày càng nhỏ hơn, và nhỏ hơn. Những quan điểm kinh tế và từ nhiều quan điểm khác, sự khác biệt khu vực của thế giới đang trở nên gần gũi hơn và sự phụ thuộc tương liên càng ngày càng gia tăng. Do bởi điều này, những cuộc hội nghị thượng đỉnh quốc tế thường xảy ra; vấn đề trong khu vực địa phương liên hệ với khủng hoảng toàn cầu. Tình trạng này biểu lộ một sự kiện rằng đây là thời gian, đấy là sự cần thiết để suy nghĩ nhiều hơn trên cấp độ của những con người hơn là trên căn bản của những vấn đề đã chia cách chúng ta. Vì thế, chúng tôi đang nói với quý vị chỉ như là một con ngưởi, và chúng tôi thành tâm hy vọng rằng quý vị cũng đang lắng nghe với một tâm tư, “tôi là một con người, và tôi đang lắng nghe một con người khác ở đây.”
Tất cả chúng ta muốn hạnh phúc an lạc. Nơi thôn dã, ở thành thị, ngay cả trong những vùng hẻo lánh xa xôi, con người đang bận rộn và hoạt động. Mục tiêu chính yếu của những hành động này là gì? Mọi người đang cố gắng để tạo dựng hạnh phúc bình an. Làm như thế là đúng đắn. Tuy nhiên, thật quan trọng để hướng theo một phương pháp chính xác trong việc tìm kiếm hạnh phúc vui tươi. Chúng ta phải giữ trong tâm tư rằng liên lụy quá nhiều trên một cấp độ thiển cận sẽ không thể giải quyết những vấn đề rộng lớn hơn.
Tất cả chúng ta có quá nhiều khủng hoảng, nhiều sợ hải. Qua sự phát triển cao độ của khoa học và kỷ thuật, chúng ta đã tiếp cận một trình độ tiến triển của tiến trình vật chất mà điều ấy có cả thực dụng và cần thiết. Nhưng, nếu chúng ta so sánh tiến trình ngoại tại với tiến trình nội tại của chúng ta, quá rõ ràng rằng tiến trình nội tại của chúng ta là không tương xứng. Trong nhiều xứ sở, khủng hoảng – giết chóc, chiến tranh và khủng bố – là thường xuyên. Người ta phàn nàn về sự thoái hóa trong đạo đức và sự gia tăng trong những hành động tội phạm. Mặc dù trong những vấn đề ngoại tại chúng ta phát triển một cách cao độ và tiếp tục tiến trình, cùng lúc hãy lưu tâm tầm quan trọng tương ứng để phát triển và tiến hành trong những hình thức của sự phát triển nội tại.
Trong những thời xa xưa, nếu có chiến tranh, sự ảnh hưởng – phạm vi của tàn phá – thì hạn chế. Tuy thế, ngày nay do bởi tiến trình vật chất ngoại tại, khả năng của sự tàn phá đã ngoài sức tưởng tượng. Năm ngoái, chúng tôi đã viếng thăm Hiroshima. Mặc dù chúng tôi đã biết một số vấn đề về sự bùng nổ của bom nguyên tử ở đó, nó quả là một vấn đề rất khác biệt một cách vật chất để viếng thăm nơi ấy, để tận mắt của mình, và để gặp gở với những con người thật sự khổ đau tại thời điểm đó. Chúng tôi quả thật giao động một cách sâu xa. Một thứ vũ khí khủng khiếp đã được xử dụng. Mặc dù chúng ta có thể coi như ai đấy là kẻ thù, trong trình độ sâu hơn một kẻ thù cũng là một con người, cũng muốn hạnh phúc bình an, và cũng có quyền để an lạc vui tươi. Nhìn vào Hiroshima và nghĩ về điều này, tại thời điểm đó chúng tôi đã thấy thậm chí thuyết phục hơn rằng giận dữ và thù hận không thể giải quyết vấn đề.
Sân hận không thể vượt thắng bằng giận dữ. Nếu một người biểu lộ giận dữ với bạn, và bạn đáp ứng bằng sân hận, kết quả sẽ là thảm khốc. Trái lại, nếu bạn kiểm soát sân hận và biểu lộ thái độ ngược lại – từ bi, bao dung, và nhẫn nại – thế thì không chỉ chính bạn duy trì trong an bình, mà người giận dữ kia sẽ dần dần hạ bớt.
Những vấn nạn tương tự của thế giới không thể được thử thách bởi giận dữ hay thù hận. Chúng phải được đối diện với từ bi, yêu thương, và sự ân cần tử tế chân thành. Hãy nhìn tất cả những vũ khí khủng khiếp hiện hữu. Nhưng, những vũ khí chính nó không thể khởi động một cuộc chiến tranh. Nút bấm hay cò súng nằm dưới những ngón tay của con người, những ngón tay chuyển động bởi tư tưởng, không phải dưới năng lực của chính những vũ khí đó. Trách nhiệm nằm trong tư tưởng của chúng ta.
Nếu quý vị nhìn một cách sâu xa trong những thứ như vậy, bản thiết kế được tìm thấy bên trong – trong tâm thức – từ điều này mà những hành động diễn ra. Vì thế, việc đầu tiên để kiểm soát tâm thức là rất quan trọng. Chúng tôi không đang nói ở đây về sự kiểm soát tâm thức trong ý nghĩa của thiền định thâm sâu, nhưng chỉ về sự trau dồi ít giận hờn hơn, tôn trọng hơn cho quyền lợi của những người khác, quan tâm hơn cho những người khác, nhận thức rõ ràng hơn về sự giống nhau của chúng ta như những con người. Thí dụ, hãy lấy quan điểm phương Tây về khối phương Đông, của Liên bang Sô Viết. Chúng ta phải nhìn Liên bang Sô Viết như anh em và chị em; người Nga là giống như chính chúng ta. Người Nga cũng nên nhìn những người phía này như anh em và chị em. Thái độ này có thể không thể giải quyết vấn đề ngay lập tức, nhưng chúng ta phải làm sự cố gắng. Chúng ta phải bắt đầu việc đẩy mạnh sự hiểu biết này qua báo chí và truyền hình. Tốt hơn là chỉ quảng cáo để kiếm tiền cho chính chúng ta, chúng ta cần dùng những phương tiện truyền thông này cho những gì có ý nghĩa hơn, những gì nghiêm chỉnh trực tiếp đối với lợi ích của con người. Không chỉ đơn thuần tiền bạc. Tiền của, tài chánh là cần thiết, nhưng mục tiêu của tiền của là vì con người. Đôi khi chúng ta đánh mất sự quan tâm đến loài người và chỉ lưu ý đến tiền bạc mà thôi. Điều này thật vô lý.
Rốt cuộc, tất cả chúng ta muốn hạnh phúc an lạc, và không ai sẽ không đồng ý với sự việc rằng với sân hận, hòa bình là không thể có được. Với ân cần, yêu thương, hòa bình của tâm hồn có thể đạt được. Không ai muốn sân hận, không ai muốn tinh thần bất an, tuy thế do bởi vô minh ngu tối, chúng xuất hiện. Những thái độ xấu, thí như sự chán nản, khởi lên từ năng lực của vô minh si ám, không phải là sự đồng thuận của chính chúng nó.
Qua sân hận chúng ta đánh mất đi một trong những phẩm chất tuyệt hảo nhất của con người – năng lực của phán quyết (quyết đoán) – chúng ta có một bộ não tốt, điều mà những động vật có vú khác không có, cho phép chúng ta quyết đoán những gì đúng và những gì sai, không chỉ trong hình thức của những sự quan tâm ngày nay, nhưng có giá trị năm, mười, hai mươi hay ngay cả hàng trăm năm trong tương lai. Không có bất cứ sự biết trước nào, chúng ta có thể dùng những giác quan thông thường để quyết định việc gì ấy là một phương pháp đúng hay sai; chúng ta có thể xác quyết nếu chúng ta làm như thế và như thế, nó sẽ đưa đến một tác động như vậy và như vậy. Tuy nhiên, một khi tâm thức chúng ta bị bao phủ bởi sân hận, chúng ta đánh mất năng lực quyết đoán này, và một khi mất đi, điều ấy rất buồn. Một cách vật chất chúng ta là những con người, nhưng về tâm thức hay tinh thần chúng ta chưa hoàn toàn. Cho thấy rằng chúng ta có hình thức vật chất của con người, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn khả năng tinh thần của mình cho sự quyết đoán. Cho điều ấy, vì điều ấy chúng ta không thể đưa ra (để nhờ) bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm là ở bên trong; sự tự kỷ cương, tự tỉnh thức, và một nhận thức sáng suốt về sự thiệt hại của sân hận và những tác động tích cực của ân cần tử tế thân ái. Nghĩ về điều này liên tục, lần này và lần nữa, chúng ta có thể trở nên được thuyết phục về nó, và rồi thì với sự tự tỉnh thức, chúng ta có thể kiểm soát tâm thức chúng ta.
Thí dụ, ngay lúc hiện tại chúng ta có thể là một cá nhân nhanh chóng và dễ dàng phát cáu bởi những việc nhỏ nhoi. Với sự hiểu biết và tỉnh thức trong sáng, điều này có thể được kiểm soát khống chế. Nếu chúng ta thường duy trì sự sân hận trong vòng mười phút, hãy cố gắng để giảm nó xuống còn tám phút. Tuần tới làm nó còn năm phút và tháng tới còn ba phút. Rồi thì làm nó chỉ còn là con số không. Đấy là phương pháp làm thế nào để phát triển và rèn luyện tâm thức chúng ta.
Điều này là sự cảm nhận và cũng là điều mà chính chúng tôi thực tập. Thật rõ ràng rằng mọi người cần một tâm hồn an bình. Câu hỏi là, thế thì, làm thế nào để chúng ta đạt được điều ấy. Qua sân hận chúng ta không thể; qua tử tế ân cần thân ái, qua yêu thương, qua từ bi, chúng ta có thể đạt được một sự bình an cá nhân của tâm hồn. Kết quả của điều này là một gia đình êm ấm bình hòa – hạnh phúc vui tươi giữa cha mẹ và con trẻ, ít hơn những cuộc tranh cải giữa vợ và chồng; và khỏi lo lắng vì ly dị. Mở rộng ra đến cấp độ quốc gia, thái độ này có thể mang đến sự thống nhất, hòa hiệp, và hợp tác với động cơ chân thành. Trên cấp độ quốc tế,chúng ta cần sự tin cậy hổ tương, sự tôn trọng hổ tương, thảo luận ngay thẳng và thân hữu với động cơ chân thực, và nổ lực tương trợ để giải quyết những vấn đề thế giới. Tất cả những điều này là có thể.
Nhưng trước hết chúng ta phải thay đổi trong chính chúng ta. Những lĩnh tụ quốc gia của chúng ta cố gằng một cách tuyệt hảo nhất để giải quyết những vấn đề của chúng ta, nhưng khi một vấn đề được giải quyết, một vấn đề khác nổi lên; cố gắng để giải quyết điều đó, một lần nữa có một vấn đề khác ở nơi nào đấy. Thời gian đã đến để thể nghiệm một sự tiếp cận khác. Dĩ nhiên, thật khó khăn để đạt đến một thời khắc toàn cầu cho sự bình an của tâm hồn như thế, nhưng nó là sự lựa chọn duy nhất. Nếu có một phương pháp khác dễ dàng hơn, thực tiễn hơn, thật sẽ tốt hơn, nhưng không có điều ấy. Nếu qua vũ khí chúng có thể đạt đến nền hòa bình thật sự sau cùng, tốt thôi. Hãy để tất cả những hãng xưởng biến thành những nhà máy chế tạo vũ khí. Xử dụng từng đô la cho việc ấy – nếu chúng ta xác định rõ ràng một nền hòa bình bền vững lâu dài.
Vũ khí không còn thừa ở kho dự trữ. Một khi vũ khí được phát triển, sớm hay muộn người nào đấy sẽ xử dụng nó. Ai đấy sẽ nghĩ rằng nếu họ không dùng nó, thế thì hàng triệu đô la sẽ bị lãng phí, thế thì bằng cách này hay cách khác họ nên xử dụng nó – thả một quả bom để thử nó. Kết quả là những người vô tội bị giết.
Do vậy, mặc dù thật khó khăn để cố gắng mang đến hòa bình qua sự chuyển hóa nội tại, đây là phương pháp duy nhất để đạt đến nền hòa bình bền vững lâu dài. Ngay cả nếu qua suốt cuộc đời tôi nó không đạt được, cũng tốt thôi. Nhiều người hơn sẽ đến, thế hệ tiếp theo và sau nữa, và tiến trình có thể tiếp tục. Chúng tôi nghĩ rằng mặc dù thực tế khó khăn và cảm thấy rằng điều này được xem như một quan niệm không thực tế, nhưng nó xứng đáng để cố gắng hành động. Vì thế, bất cứ nơi nào chúng tôi đến, chúng tôi phát biểu về những vấn đề này, chúng tôi được động viên bởi những người từ những phạm vi khác của đời sống từ từ tiếp nhận điều này ngày càng tốt hơn.
Mỗi chúng ta có trách nhiệm cho toàn thể nhân loại. Đây là thời điểm để cho chúng ta nghĩ về những người khác như những người anh chị em thật sự và quan tâm đến lợi ích của họ, với việc lấy bớt đi sự khổ đau của họ. Ngay cả nếu chúng ta không thể hy sinh toàn bộ lợi ích của chính mình, chúng ta không nên quên đi những sự quan tâm cho kẻ khác. Chúng ta nên nghĩ nhiều hơn về tương lai và lợi ích của toàn nhân loại.
Cũng thế, nếu chúng ta cố gắng để chinh phục những động cơ ích kỷ của chính mình – sân hận, và v.v… – và phát triển hơn sự ân cần thân ái và từ bi yêu thương cho người khác, cuối cùng tự chính chúng ta sẽ lợi lạc hơn là khi chúng ta làm cách khác. Vì thế, đôi khi chúng tôi nói rằng ngưòi vị kỷ thông tuệ nên hành động như thế này. Những người ích kỷ si mê luôn luôn nghĩ về chính họ, và kết quả là tiêu cực. Những người vị kỷ thông tuệ nghĩ về người khác, giúp đở người khác tối đa mà họ có thể làm và kết quả là họ tiếp nhận rất nhiều lợi lạc.
Đây là tôn giáo giản dị của chúng tôi. Không cần đền đài, không cần triết lý phức tạp. Bộ não của chính chúng ta, trái tim của chính chúng ta là đền chùa của chúng ta; triết lý là sự ân cần thân ái.
KINDNESS AND COMPASSION
Trích từ quyển “The Dalai Lama, A Policy of Kindness”
Tuệ Uyển chuyển ngữ