Bản ngã càng lớn…
Bản Ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương.
Vì sao một cọng rơm hay một tờ giấy được thả từ lầu cao xuống đất mà nó không bị tổn thương?
Bởi trọng lượng nó nhẹ !
Nhưng mà tại sao một cái tô, một quả táo được thả từ trên cao xuống bị vỡ, bị hư hại?
Là bởi trọng lượng của nó nặng quá, cộng với sức hút của trái đất nên tạo ra sự đổ vỡ.
Cũng vậy, người sống biết xem nhẹ mình một chút, khi mà bạn nghĩ bạn chỉ là một cọng rơm, dẫu cuộc đời có tấn công mình ra sao, lực tổn thuơng sẽ rất nhỏ thậm chí không có.
Nhưng vì bạn tự xem mình là cái tô, là quả táo vĩ đại, bạn sẽ là những gì dễ vỡ nhất. Trước sóng gió cuộc đời kì thực bạn rất mong manh!
Trong kinh Đức Phật dạy thế này:
– Một hột cải không thể nào để trên đầu kim được vì hột cải nó tròn.
– Gió thì không thể bám vào tấm lưới.
– Và giọt nước thì không thể đứng vững được trên lá sen.
Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện quá nhiều thì dễ bị tổn thuơng và đau khổ chất chứa chiếm hết chỗ hạnh phúc kiếp nhân sinh.
- Xin nhớ, trân trọng bản thân và quan trọng bản thân là 2 điều hoàn toàn khác biệt.
- Cảm Ngộ
- Bài Học Từ Câu Chuyện Cuộc Sống Về Sinh Mệnh Con Người
- Công Đức Cúng Hoa Đèn
- Buông Bỏ Không Có Nghĩa Là Từ Bỏ
- Nước Suối Đục Ngầu, Đức Phật vẫn Sai Đệ Tử Lấy Về Uống…
- Buông Xả
- Pháp Ngữ của Hòa Thượng Hư Vân
- Cốc Cà Phê và Lời Nhắn Ấm Áp Đã Thay Đổi Số Phận Con Người
- Chuyện Bảy Cái Lọ Vàng
- Bốn Thứ Lậu Hoặc