BIỂU LỘ CHÂN THÀNH CỦA BẤT BẠO ĐỘNG
BIỂU LỘ CHÂN THÀNH CỦA BẤT BẠO ĐỘNG
Đức Đạt Lai Lạt Ma – Tuệ Uyển chuyển ngữ
Ý tưởng của chúng tôi về trách nhiệm phổ quát đã tiến triển từ truyền thống cổ xưa của Ấn Độ. Như một tu sĩ Phật giáo toàn bộ sự rèn luyện của tôi có gốc rễ trong nền văn hóa của đất nước vĩ đại này. Trong một bức thư gởi cho chúng tôi, cựu Thủ tướng Moraji Desai đã nói lên một cảnh tượng rất đẹp đẻ, “Một cây bồ đề có hai nhánh, đấy là Ấn Độ và Tây Tạng.” Từ một quan điểm văn hóa và tâm linh chúng tôi giống như một dân tộc. Một cách tình cảm chúng tôi cảm thấy rất gần gũi với xứ sở này. Từ thời cổ xưa Ấn Độ đã sản sinh rất nhiều nhà tư tưởng vĩ đại, những người với thông hiểu sâu sắc đã cống hiến rất nhiều đến sự tiến hóa tâm linh của nhân loại. Thậm chí ngày nay, Ấn Độ là một niềm cảm hứng, vì trong một bộ mặt rất đặc biệt, một nền dân chủ lớn mạnh vĩ đại.
Ahimsa hay bất bạo động là một ý tưởng đầy năng lực mà Thánh Gandhi đã làm cho quen thuộc khắp thế giới. Bất bạo động. Nó là điều gì tích cực hơn, đầy đủ ý nghĩa hơn điều đó. Biểu lộ chân thành của bất bạo động là từ bi yêu thương. Một số người dường nghĩ rằng từ bi yêu thương chỉ là sự đáp ứng tinh cảm thụ động thay vì là sự khuyến khích có lý trí đến hành động. Trải nghiệm chân thành của từ bi yêu thương là để phát triển một cảm giác gần gũi đến những người khác cộng với một cảm xúc của trách nhiệm vì lợi ích của họ. Từ bi yêu thương đúng đắn phát triển khi chính chúng ta muốn hạnh phúc an lạc và không muốn khổ đau cho kẻ khác, và nhận thức rằng họ có mọi quyền lợi chính đáng để theo đuổi điều này.
Từ bi yêu thương buộc chúng ta phải mở rộng đến tất cả chúng sinh, bao gồm những kẻ được gọi là kẻ thù của chúng ta, những người làm chúng ta khó chịu hay làm chúng ta đau đớn. Bất chấp bất cứ điều gì họ làm đến chúng ta, nếu chúng ta nhớ rằng tất cả chúng sinh như chúng ta chỉ cố gắng để được hạnh phúc an lạc, chúng ta sẽ thấy dễ dàng nhiều hơn để phát triển từ bi yêu thương đối với họ. Thông thường cảm giác từ bi yêu thương của chúng ta thì giới hạn và có thành kiến. Chúng ta chỉ mở rộng những cảm xúc như thế đối với gia đình và bè bạn chúng ta hay những ai giúp đở chúng ta. Những người chúng ta xem như kẻ thù hay những người khác chúng ta dửng dưng là bị loại trừ khỏi sự quan tâm của chúng ta. Điều đó không phải là từ bi yêu thương chân thành. Từ bi yêu thương đúng đắn là phổ biến toàn cầu, là trong phạm vi phổ quát, bao trùm khắp. Từ bi yêu thương đi cùng với một cảm xúc của trách nhiệm. Để hành động một cách vị tha, quan tâm chi vì quyền lợi của kẻ khác, không với động cơ vị kỷ hay hậu ý về sau, là để quả quyết một ý nghĩa của trách nhiệm toàn cầu, một trách nhiệm phổ quát.
Như một tu sĩ Phật giáo, sự trau dồi từ bi yêu thương là một phần quan trọng của sự thực tập hằng ngày của chúng tôi. Một khía cạnh liên hệ đơn thuần ngồi một cách yên lặng trong phòng của chúng tôi, thiền quán. Điều ấy có thể là rất tốt và rất thoải mái, nhưng xu hướng chân chính đúng đắn của trau dồi từ bi yêu thương là để phát triển một lòng can trường để nghĩ về những người khác và làm điều gì ấy cho họ. Thí dụ, như một vị Đạt Lai Lạt Ma chúng tôi có một trách nhiệm đối với dân tộc chúng tôi, một số họ phải sống như những người tị nạn và và một số vẫn sống tại quê hương dưới sự chiếm đóng Trung Cộng. Trách nhiệm này có nghĩa là chúng tôi phải đối diện và giải quyết với rất nhiều vấn đề.
Một cách chắc chắn là để thiền định dễ dàng hơn là làm những điều gì ấy cho người khác. Đôi khi chúng tôi nghĩ rằng chỉ đơn thuần thiền quán về từ bi yêu thương là lựa chọn một phương diện thụ động. Sự thiền quán của chúng ta phải nên là căn bản cho hành động, cho sự nắm lấy cơ hội đề làm điều gì ấy. Động cơ của hành giả tu thiền là khuynh hướng của trách nhiệm phổ quát nên được thể hiện bằng những hành động. Cho dù chúng ta giàu hay nghèo, có học vấn hay không học vấn, quốc tịch, màu da, vị thế xã hội hay theo hệ tư tưởng gì đi nữa, mục tiêu của cuộc sống chúng ta là để được an lạc hạnh phúc. Vì điều này, sự phát triển vật chất đóng một vai trò quan trọng để trau dồi cho một sự phát triển nội tại tương ứng. Ngoại trừ tâm thức chúng ta ổn cố và tĩnh lặng, bằng không chẳng kể điều kiện vật lý hay thân thể thoải mái thế nào đi nữa, chúng sẽ không cho phép chúng ta sự vui sướng. Vì thế, chìa khóa cho một đời sống hạnh phúc, cho bây giờ và tương lai, là phải phát triển một tâm an lạc.
Một trong những cảm xúc quấy rầy não loạn sự tĩnh lặng tinh thần của chúng ta mạnh nhất là thù hận. Thuốc giải độc đối trị là từ bi yêu thương. Chúng ta không nên nghĩ về từ bi yêu thương chỉ bằng việc duy trì sự thánh thiện thiêng liêng của tôn giáo. Từ bi yêu thương là một trong những phẩm chất căn bản của con người. Đặc tính tự nhiên của con người một cách chủ yếu là yêu thương và hiền lương. Chúng tôi không đồng ý với những người quả quyết rằng tính bẩm sinh của loài người là hung hăng và gây hấn, mặc dù rỏ ràng trên thế giới sự thường xảy ra là sân hận và thù ghét. Ngay từ khoảnh khắc sinh ra đời chúng ta cần đến yêu thương và tình cảm. Điều này là đúng với tất cả chúng ta, cho đến ngày chúng ta chết. Không có sự yêu thương chúng ta không thể tồn tại. Loài người là những tạo vật xã hội và một sự quan tâm đến người khác là căn bản chính cho đời sống hợp quần của chúng ta. Nếu chúng ta dừng lại để suy nghĩ, so sánh đến vô số hành động của ân cần thân ái mà chúng ta tiếp nhận và lệ thuộc như mộtđiều quá đương nhiên, những hành động thù địch tương đối ít. Để thấy sự thật của điều này chúng ta chỉ cần quán sát sự yêu thương và tình cảm của cha mẹ tưới tẩm lên con cái họ và nhiều hành động khác của yêu thương và thân ái mà chúng ta cho là điều tất nhiên.
Sân hận dường như có thể biểu hiện một phương cách mãnh liệt để hoàn thành những hành động, nhưng nhận thức như vậy trên thế giới là sai lạc. Duy chỉ chắc chắc về tác dụng của sân hận và thù ghét đấy chính là tàn phá; chưa có điều gì tốt là kết quả của chúng. Nếu chúng ta tiếp tục sống trên đời với động cơ của sân hận và thù ghét, thì ngay cả sức khỏe thân thể vật lý chúng ta cũng bị sa sút. Nói cách khác, những người duy trì tâm tĩnh lặng và tính cởi mở, thúc đẩy bởi động cơ từ bi tinh thần được tự do với khoắc khoải lo âu và thân thể khỏe mạnh. Có thời người ta quá chú ý đến sức khỏe vật lý bằng việc kiêng khem, vận động thân thể, v.v…,tương tự thế , nó cũng làm cho việc cố gắng trau dồi những thái độ tích cực tương ứng của tinh thần có ý nghĩa.
Cho đến bây giờ, chúng tôi đã đề cập quan điểm tích cực có thể tác động đến cá nhân như thế nào. Điều ấy cũng đúng rằng một xã hội từ bi yêu thương hơn thì những thành viên của nó càng hạnh phúc an lạc hơn. Sự phát triển của xã hội loài người được đặt hoàn toàn trên sự hổ trợ cuả những thành viên với nhau. Mỗi cá nhân có một trách nhiệm hổ trợ trong định hướng đúng đắn và mỗi chúng ta phải mang lấy trách nhiệm ấy. Nếu chúng ta mất đi tính nhân bản thiết yếu này, nền tảng của chúng ta, toàn bộ xã hội sẽ sụp đổ. Rồi thì quan niệm nào trong mục tiêu phát triển vật chất và chúng ta có thể đòi hỏi quyền lợi của chúng ta với ai? Hành động với động cơ từ bi và trách nhiệm sẽ mang đến những kết quả tốt đẹp một cách căn bản. Sân hận và ganh tị có thể tác động trong thời gian ngắn, nhưng cuối cùng sẽ chỉ đưa đến rắc rối.
Sợ hãi là một chướng ngại phổ biến khác cho sự phát triển nội tại. Sợ hãi khởi lên khi chúng ta nhìn những người khác với sự ngờ vực. Chính từ bi yêu thương sẽ tạo nên một cảm giác tin cậy và nó cho phép chúng ta cởi mở đến người khác và phát giác những rắc rối, nghi ngờ, và những điều không rõ của chúng ta. Không có từ bi chúng ta không thể thông cảm với những người khác một cách chân thật và cởi mở. Do vậy, phát triển từ bi yêu thương là một trong những cách tác động nhất để giảm bớt sợ hãi.
Từ bi yêu thương là phẩm chất căn bản của loài người; thế nên sự phát triển của nó không giới hạn trong những ai thực hành tôn giáo. Tuy vậy, những truyền thống tôn giáo có một vai trò đặc biệt trong sự thúc đẩy nó phát triển. Nhân tố thông thường trong những tôn giáo là đấy, bất chấp sự khác biệt về triết lý giữa chúng, sự quan tâm chính của những tôn giáo với sự hổ trợ những tín đồ của họ trở nên những con người tốt hơn. Do vậy, tất cả những tôn giáo khuyên khích sự thực hành ân cần thân ái, rộng lượng và quan tâm đến những người khác. Đây chính là tại sao những xung đột đặt căn bản trên sự khác biệt tôn giáo là rất đau buồn và vô lý.
Niềm tin của chúng tôi cho thế giới trong tính phổ quát thì từ bi yêu thương là quan trọng hơn là “tôn giáo.” Dân số của hành tinh chúng ta là hơn năm tỉ người. Trong số này, có lẻ khoảng một tỉ người tích cực và chân thành theo một tôn giáo. Phần còn lại hơn bốn tỉ người không phải là những tín đồ trong ý nghĩa thật sự. Nếu chúng ta quan tâm đến sự phát triển từ bi yêu thương và những phẩm chất tốt đẹp khác như nhiệm vụ đơn thuần của tôn giáo, hơn bốn tỉ người này, phần đại đa số sẽ bị loại trừ. Như những anh chị em, những thành viên của gia đình nhân loại vĩ đại, mỗi cá nhân của những người này có khả năng hấp thụ đầy cảm hứng bởi sự cần thiết của từ bi yêu thương cùng có thể được phát triển và nuôi dưỡng mà không nhất thiết phải theo hay thực hành một tôn giáo đặc thù nào. Ngày nay, chúng ta đối diện với nhiều vấn đề của địa cầu như là nghèo đói, nạn nhân mãn, và sự tàn phá môi trường. Đây là những vấn đề mà chúng ta phải nói chuyện với nhau. Không một cộng đồng hay một quốc gia đơn lẻ nào có thể cho rằng mình có thể tự giải quyết những vấn đề này. Điều này ngụ ý sự liên hệ hổ tương của thế giới chúng ta đã hình thành như thế nào. Kinh tế thế giới củng đang trở thành mở rộng ngày càng tăng dần vì thế những kết quả của những cuộc bầu cử trong một quốc gia có thể ảnh hưởng thị trường chứng khoán những nước khác.
Vào thời xưa, mỗi làng mạc không nhiều thì ít tự cung tự cấp và độc lập. Không có sự cần thiết cũng không có sự mong đợi hợp tác với những người khác bên ngoài làng mạc. Người ta tồn tại bằng những việc làm của chính họ. Hoàn cảnh bây giờ đã thay đổi một cách hoàn toàn. Những suy nghĩ trong hình thức của quốc gia tôi, xứ sở tôi, để làng tôi tự liệu đơn độc đã lỗi thời. Trách nhiệm phổ quát thật sự là chìa khóa để vượt thắng những vấn đề của chúng ta. Ấn Độ hiện đại đối diện với nhiều vấn đề. Những sáng kiến và ý tưởng mới sẽ lưu tâm và tôn trọng tầm vóc và di sản truyền thống của nó. Ấn Độ không chỉ có trách nhiệm với việc bảo đảm hạnh phúc tương lai của chính dân tộc nó, mà nó cũng cung ứng sự định hướng của thế giới. Khi Ấn Độ đấu tranh cho tự do độc lập, nhiều cá nhân thật sự quan tâm cho lợi ích của dân tộc đã tiến lên phía trước và vô số người hy sinh cá nhân mình để lãnh lấy trách nhiệm lãnh đạo. Họ sở hữu lòng can đảm và quyết tâm để đối diện với khó khăn gian khổ. Bây giờ, có lẻ hơn hẳn quá khứ, có một sự cần kíp lớn lao đối với những loại người hy hiến và trung thực như thế. Không phải là lúc cho những cá nhân như thế ngơi nghĩ trong việc tìm kiếm những sự an lạc hạnh phúc riêng tư. Ấn Độ cần những con người có thể hợp nhất sự giàu có di sản của nó với thế giới hiện đại, và những người có lòng can đảm từ bỏ những sự quan tâm cá nhân cho những gì tốt đẹp hơn. Điều này thực sự sẽ là một biểu hiện thích hợp với trách nhiệm phổ quát.
TRÍCH DẪN TỪ CUỘC PHỎNG VẤN 1991
1- Có bao giờ trong cuộc đời niềm tin của Ngài về sự tốt lành của loài người bị thử thách không?
Không.
2- Ngài có chẳng bao giờ rơi vào hiểm họa trở thành một người ếm thế chứ?
Không. Dĩ nhiên, khi chúng tôi nói rằng bản chất tự nhiên của con người là hiền lương, cũng không phải là một trăm phần trăm. Dù mỗi con người hiện hữu tính tự nhiên ấy, nhưng có rất nhiều người hành động ngược lại với bản chất tốt đẹp này, sự biểu hiện sai lạc. Chắc chắn có những thời khắc buồn cho chúng tôi. Những sự đàn áp ở Lhasa vào năm 1987,1988, buồn đấy. Rất nhiều người bị giết, chúng tôi luôn luôn cố gắng để suy tư ở một trình độ sâu thẳm hơn, để tìm cách an ủi, giải khuây.
3- Tôi hiểu rằng Ngài đã rất giận dữ trong thời gian cuộc chiến vùng Vịnh 1990, chưa bao giờ Ngài giận hờn như vậy.
Giận dữ? Không. Nhưng có một điều – khi người ta bắt đầu đổ lỗi cho Saddam Husein, rồi thì lòng tôi bên cạnh ông ta.
4- Đối với Saddam Hussein?
Vâng. Bởi vì đổ lỗi mọi thứ này lên cho ông ta là không công bằng. Ông có thể là một người xấu, nhưng không có quân đội của, ông ta không thể hành động một cách hung hăng như thế. Và quân đội ông ta, không có vũ khí, cũng không thể làm gì được. Và những vũ khí đó đã không phải được sản xuất tại Iraq. Ai đã cung cấp chúng? Những quốc gia sản xuất vũ khí! Vì thế, một ngày nào đấy việc gì ấy xảy ra và người ta đổ lỗi mọi thứ lên ông ấy – không cần biết sự góp phần của chính họ. Điều đó là sai. Biến cố vùng vịnh cũng minh chứng một cách rõ ràng quan hệ mật thiết nghiêm trọng của việc buôn bán vũ khí. Chiến tranh – không có một quân đội, sự giết chóc chỉ có thể xảy ra cho không bao nhiêu người, hay ít người nhất – là có thể chấp nhận. Nhưng sự khổ đau của một khối lượng lớn người qua một chiến dịch hành quân, điều đó thật đáng buồn.
5- Có phải Ngài đã nói rằng sự giết chóc đôi khi có thể chấp nhận được?
Một cách so sánh. Trong xã hội loài người, một số người bị giết, vì nhiều lý do khác nhau. Tuy thế, khi chúng ta tổ chức một quân đội, và những quốc gia với những đội quân ấy tham chiến, số người thương vong là không thể tưởng tượng được. Không phải là một hay hai người thương vong, nó là hàng nghìn. Và với chiến tranh nguyên tử, nó là hàng triệu. Vì lý do đó, sự buôn bán vũ khí thật sự là vô trách nhiệm. Vô trách nhiệm! Giải trừ quân bị toàn thế giới là cần thiết.
6- Như một số ít lãnh tụ tôn giáo, Ngài đã từng nói về sự nguy hiểm của nạn nhân mãn.
Ồ, vấn đề dân số là thật sự nghiêm trọng. Ở Ấn Độ, một số người không sẵn lòng hay chống lại việc kiểm soát dân số và ngừa thai bởi vì truyền thống tôn giáo. Do vậy, chúng tôi nghĩ từ quan điểm Phật giáo, có một sự mềm dẻo có thế về vấn đề này. Chúng tôi nghĩ có thể tốt để nói ra vấn đề này và cuối cùng tạo nên một không gian cởi mở hơn cho lãnh tụ của những tôn giáo thảo luận về đề tài này.
7- Ngài cảm thấy thế nào, khi mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II sẽ tiếp tục chống đối lại vấn đề kiểm soát sinh sản?
Đó là nguyên tắc tôn giáo của Ngài. Ngài đang hành động từ một nguyên tắc nào đấy – đặc biệt khi Ngài nói về sự cần thiết tôn trọng quyền lợi của những bào thai. Chắc chắn tôi cảm thấy rung động khi Đức Giáo Hoàng đã giữ lập trường ấy.
8- Ngài cũng hiểu những nhu cầu của một người phụ nữ có thể không có khả năng để nuôi dưỡng một đứa bé chứ?
Khi chúng tôi ở Lithuania vài năm trước đây, chúng tôi đã một trại mồ côi và tôi đã được nghe rằng, “tất cả những đứa bé này không ai thừa nhận.” Vì thế, chúng tôi nghĩ có phải là trong những trường hợp như thế này việc bắt đầu nên được dừng lại ngay từ đầu – đó là kiểm soát sinh sản hay ngừa thai. Dĩ nhiên, phá thai, từ quan điểm Phật giáo, đó là một hành động sát sinh và nói chúng là tiêu cực. Chúng tôi nghĩ rằng phá thai nên được thừa nhận và không chấp nhận tùy theo từng trường hợp cụ thể.
9- Hãy hiểu, Ngài đã từng trải qua một sự thay đổi lớn trong tư duy về vai trò của phụ nữ trên thế giới, phải thế không?
Không phải là một sự thay đổi lớn. Chúng tôi cảm nhận một sự tỉnh thức về tính nhại cảm của vấn đề phụ nữ; ngay cả trong những năm 1960 và 1970, tôi đã chẳng có nhiều kiến thức về vấn đề này. Căn bản Phật giáo ở vấn đề bình đẳng giữa giới tính là tuổi tác. Trong trình độ cao nhất của Tantric, ở trình độ cao nhất của Mật tông, chúng ta phải tôn trọng phụ nữ: mọi phụ nữ. Trong xã hội Tây Tạng, có một số vấn đề không cẩn thận về phân biệt. Tuy thế, có một số phụ nữ ngoại lệ, những lạt ma cao cấp, được tôn trọng khắp Tây Tạng.
__
10- Trong một tạp chí Phật giáo Tricycle gần đây, tài tử Spalding Gray đã hỏi Ngài về những giấc mơ của Ngài, và Ngài đã nói đôi khi Ngài đã mơ đến việc chiến đấu của phụ nữ.
Phụ nữ vật lộn? Không, không…Những gì chúng tôi đề cập có nghĩa là, trong giấc mơ của tôi, đôi khi phụ nữ tiếp cận tôi và tôi lập tức nhận thức ra điều ấy, “tôi là một tỳ kheo, tôi là một tu sĩ.” Thế đấy, quý vị thấy, điều đó là một loại dục tình.
11- Trong những giấc mơ, Ngài nhận thức ra điều đó và Ngài “chiến đấu” với cảm giác?
Vâng. Một cách tương tự, chúng tôi đã từng mơ ở những nơi ai đấy đánh tôi và tôi muốn đáp trả lại. Ngay lập tức, tôi nhớ lại, “tôi là một tu sĩ và tôi không nên giết hại.”
12- Ngài đã từng trải qua những cơn thịnh nộ chứ? Ngay cả Chúa Giê-su cũng đã từng giận dữ.
Đừng so sánh tôi với Chúa Giê-su. Ngài là một bậc thầy vĩ đại, một bậc thầy vĩ đại…Nhưng đối với câu hỏi ấy, khi tôi còn trẻ, tôi đã từng giận dữ. Trong ba mươi năm trở lại đây, không. Một điều, sự thù hận, một cảm giác bệnh hoạn, điều đó gần như dã biến mất.
13- Thế thì những gì là những điều yếu kém và sai lầm của Ngài?
Lười biếng… Những thứ yếu kém khác, chúng tôi nghĩ là sân hận và chấp trước. Tôi vướng mắc với đồng hồ đeo tay và xâu chuỗi của tôi. Rồi thì, dĩ nhiên, đôi khi là những nữ nhân xinh đẹp…Nhưng, nhiều tu sĩ có những kinh nghiệm giống như thế. Đối với một số vị đó là sự tò mò: Nếu quý vị xử dụng điều này, cảm giác là gì? (Chỉ vào một nơi của Ngài) Rồi thì, dĩ nhiên, có cảm giác rằng một số dục tính nào đấy phải là những gì rất hạnh phúc, một kinh nghiệm tuyệt diệu. Khi điều này phát triển,chúng tôi luôn luôn thấy khía cạnh tiêu cực. Có một lời tuyên bố của Tổ sư Long Thọ, một trong các vị đạo sư Ấn Độ: “Nếu bạn ngứa, gãi thì thú vị và dễ chịu. Nhưng tốt hơn là đừng có ngứa gì cả.” Tương tự với sự tham muốn tình dục. Nếu có thể hiện hữu mà không có cảm giác đó, sẽ có nhiều sự bình an (của tâm hồn) hơn. (Mĩm cười) Và nếu không có tình dục, thì khỏi phải lo âu về những việc như phá thai, bao cao su, và những thứ như vậy đó.
14- Tôi đã một lần đọc rằng khi là một cậu bé ở Lhasa, Ngài thích những đồ chơi chiến tranh.
Vâng, thích lắm. Chúng tôi cũng có một cây súng trường không khí ở Lhasa. Và tôi có một cây ở Ấn Độ. Chúng tôi thường cho những con chim nhỏ ăn, nhưng khi chúng quy tụ đông, những con diều hâu phát hiện và bắt chúng – một việc rất tệ. Vì thế để bảo vệ những con chim nhỏ này, tôi giữ một cây súng trường không khí.
15- Do vậy nó là một cây súng trường Phật giáo?
(Cười) Một cây súng trường từ bi.
16- Hãy cho tôi hỏi Ngài một câu hỏi khó: Ngài thì rất cần thiết, không thể thiếu cho cuộc vận động của Ngài. Có bao giờ Ngài sợ Ngài có thể đau khổ giống như số phận của Thánh Gandhi và Martin Luther King không?
Suy nghĩ ấy đôi khi thoáng qua trong tâm tôi. Dù hiện hữu như “không thể thiếu được”, nhưng người ta có thể tiếp tục mà không có tôi.
17- Những học giả Á châu nói rằng quốc gia Tây Tạng đã không tồn tại sau 1959, nếu Ngài đã không phải là một lĩnh tụ chính trị lão luyện. Điều đó nẩy sinh một trường hợp, Ngài không lưu tâm rằng Trung Cộng.có thể cố gắng để chấm dứt cuộc vận động cho sự độc lập của Tây Tạng bằng việc ám sát Ngài chứ?
Một số người Trung Hoa bộc trực nói với người Tây Tạng: “quý vị chỉ có một người. Nếu chúng tôi thanh toán điều ấy, vấn đề sẽ được giải quyết.”
18- Ngài có chuẩn bị cho những điều có thể xảy ra chứ?
Không thực sự, mặc dù thông thường, như một Phật tử, sự thiền quán hằng ngày của chúng tôi liên hệ đến việc chuẩn bị cho sự chết. Chết bởi những nguyên nhân tự nhiên, chúng tôi chuẩn bị một cách đầy đủ. Nếu cái chết đến một cách bất ngờ, đó là một thảm kịch – từ quan điểm của những hành giả.
19- Trong tháng chín, những người Palestine chấp nhận một thỏa hiệp cho một vùng tự trị. Nếu Bắc Kinh đưa ra một đề nghị như thế, Ngài sẽ chấp nhận chứ?
Đúng như thế, trải qua 14 năm, vị thế căn bản của chúng tôi tương tự. Có một điều khác là: Trong trường hợp của những người Palestine, mọi chính phủ xem những phần lãnh thổ như bị chiếm đóng và bày tỏ sự quan tâm. Trong trường hợp của Tây Tạng chỉ có quốc hội Hoa Kỳ và một số nhà chuyên môn xem Tây Tạng như một vùng đất bị chiếm đóng với quyền tự quyết.
20- Ngài cảm giác thế nào khi thấy sự ký kết thỏa ước hòa bình Trung Đông gần đây?
Đấy là một thành tựu lớn lao. Vấn đề này chỉ lâu hơn (già tuổi hơn) vấn đề Tây Tạng một năm. Vấn đề của chúng tôi đã bắt đầu vào năm 1949, Trung Đông vào năm 1948, nhiều thù hận đã nẩy sinh. Hãy tưởng tượng: người Palestine được dạy để thù hằn từ lúc trẻ con. Nó được thấy như tốt cho một mối quan tâm quốc gia. Thực sự nó khá là tiêu cực. Vô số bạo động đã xảy ra. Bây giờ cả hai bên đi đến một thỏa thuận trong tinh thần của sự hòa giải, trong tinh thần bất bạo động. Điều này thật tuyệt vời.
__
21- Một lần ngài đã viết rằng Trung Cộng muốn thống trị thế giới. Ngài vẫn nghĩ như thế chứ?
Không phải điều chúng tôi nói có ý nghĩa như thế. Điều lưu ý đã liên hệ nhiều hơn đến khuynh hướng Mác xít thế giới, hơn là chủ nghĩa bành trướng truyền thống lich sử của Trung Cộng.
22- Ngài vẫn nghĩ rằng đó là trường hợp (có thể xảy ra)?
Nó đã thay đổi, chúng tôi nghĩ như thế. Cái tinh thần ấy … có lẻ vào những năm 1960, với Cách Mạng Văn Hóa, nó là đấy. Về phía Liên Bang Sô Viết, Khurushchev đã nhận thấy vào khoảng 1956, mục tiêu ấy là không thực tế. Vào cuối Cách Mạng Văn Hóa, vào những năm 1970, Trung Cộng cũng nhận thấy rằng nó đã ngoài đề. Bây giờ chúng tôi nghĩ đề tài về chủ nghĩa quốc gia cực đoan lịch sử sô vanh của Trung Cộng. Đối với chúng, tất cả những người khác là thiếu văn hóa (kém mở mang).
23- Kể cả Ngài (người Tây Tạng)?
Ồ, chắc chắn là như thế! Dĩ nhiên! Họ là một quốc gia kiêu hảnh. Bỏ qua chủ nghĩa Mác xít, chương trình (tiếp theo) là để bắt kịp trình độ kinh tế của những quốc gia Tâyphương. Họ tự xem mình là thủ lĩnh của thế giới thứ ba, đặc biệt sau khi Liên Sô sụp đổ. Họ thấy Nga đang trở thành một phần của thế giới phương Tây. Thế bạn nghĩ gì khi ông hay bà là một quốc gia đông dân nhất thế giới, một hệ thống cực kỳ chuyên chế thật tệ hại, thống trị khủng bố – với vũ khí nguyên tử và với một hệ tư tưởng lấy vũ lực làm nguồn gốc chính của sức mạnh. Tạp chí Thời Báo (Time) đã gọi là “siêu cường của thế kỷ tới”.
24- Ngài có lo sợ không?
Chúng tôi đã mất nước rồi. Nhưng chúng tôi quan tâm đến thế giới! Cộng đồng thế giới có một trách nhiệm để thấy dân chủ ở Trung Hoa. Bây giờ, làm thế nào để đem đến điều ấy? Những người trí thức và sinh viên học sinh Trung Hoa, họ đã là một tiềm lực chính trị mạnh, và rất thiết yếu. Cộng đồng thế giới phải làm mọi sự khuyến khích cổ vũ cho sức mạnh ấy. Chúng ta không nên sơ suất làm bất cứ hành động để cho họ mất can đảm.
25- Ngài có nghĩ rằng lúc xảy ra biến cố Thiên An Môn động lực dân chủ sẽ thành công?
Vâng . Thật sự thế, những sự kiện ngày bốn tháng sáu đã làm tôi sửng sốt. Chúng tôi không nghĩ đến chuyện họ bắn vào nhân dân của họ.
26- Nhưng nếu chính quyền Bắc Kinh đã tàn nhẫn đối với người Tây Tạng như Ngài tố cáo, tại sao họ không chống lại những người biểu tình đòi dân chủ?
Bởi vì đấy là chính dân tộc họ! Làm sao chính quyền có thể bắn vào họ? Trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, điều này có thể hiểu được. Sự kiện Quảng Trường Thiên An Môn minh chứng rằng một chính quyền mà đã không do dự để bắn vào đồng bào của họ, một chính quyền như thế … không nghi ngờ gì nữa về thái độ của họ đối với những chủng tộc khác.
27- Một sự đánh giá không mấy lạc quan như vậy thể hiện, thế thì viễn cảnh có thể cho Trung Hoa và Tây Tạng Ngài thấy thế nào?
Một cách căn bản, chính quyền Trung Cộng, nó chỉ là vẫn đề thời gian: Nó sẽ thay đổi. Cả thế giới ngày nay, có một sự lớn mạnh về tự do và dân chủ. Và động thái dân chủ, trong và ngoài Trung Hoa, vẫn là rất sinh động. Một khi nhà cầm quyền Bắc Kinh chịu lắng nghe những vấn đề khác, những người Tây Tạng sẻ không chống lại đất nước Trung Hoa. Sự tiếp cận của chúng tôi trên tinh thần hòa hiệp và hòa giải. Chắc chắn chúng tôi có thể có một sự thỏa thuận. Trong lúc ấy, cộng đồng quốc tế phải hổ trợ Tây Tạng và làm áp lực với Bắc Kinh. Không có điều ấy, sự tiếp cận của chính chúng tôi, theo kinh nghiệm 14 năm qua, không có đáp ứng.
28- Để kết thúc, tôi đọc ở đâu đấy rằng Ngài tiên đoán là thế kỷ 21, không giống thế kỷ 20, nó sẽ là một thế kỷ của hòa bình và công lý. Tại sao?
Bởi vì chúng tôi tin tưởng rằng thế kỷ 20, nhân loại đã học hỏi từ quá nhiều kinh nghiệm. Một số tích cực và nhiều tiêu cực. Điều gì là bất hạnh, điều gì là tàn phá! Vô số người đã chết trong hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20. Nhưng tính bản nhiên của nhân loại là như thế rằng khi chúng ta đối diện với một tình cảnh cấp bách kinh khiếp, tâm thức con người có thể thức tỉnh và tìm ra một sự đổi khác nào đấy. Đó là khả năng của loài người.
__
http://www.spiritsound.com/bhikshu.html
Tuệ Uyển chuyển ngữ
25-06-2009