Kiết Già Phu Tọa Quán Âm Tướng
KIẾT GIÀ PHU TỌA QUÁN ÂM TƯỚNG
Hoà thượng Thích Thiện Hoa khi giải thích về phương pháp tu của ngài Bồ Tát Quán Thế Âm đã cho biết: Bắt đầu từ khi cái nghe đối với thanh trần không khởi phân biệt theo thanh trần, nên thanh trần tự vắng lặng; xong còn cái nghe. Đến giai đoạn thứ hai là cái nghe (năng, sở) cũng hết, xong còn cái hết. Đến tầng thứ ba không chấp ở nơi hết, xong còn cái biết hết. Đến tầng thứ tư là cái biết đó cũng không, xong còn cái không. Nên đến tầng thứ năm là cái không đó cũng không còn. Lúc bấy giờ các cái vọng niệm phân biệt chấp trước đều hết, thì chân tâm thanh tịnh tự hiện bầy, cũng như các cặn đục đã hết, thì tánh nước trong tự hiện. Mười phương các đức Phật hay các vị Đại Bồ Tát tu hành, chỉ có một con đường duy nhất là trừ hết vọng thì chân hiện bầy, như lau gương sạch bụi, thì ánh sáng tự hiện, thế gọi là thành Phật, hay là chứng Đại Niết Bàn.
Tóm lại, chúng ta chỉ tìm thấy một vài điểm lịch sử của đức Quán Thế Âm Bồ-tát qua những đoạn văn trong các khế kinh do đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ dạy. Và Pháp môn tu hành của Ngài là “dùng nhỉ căn quán chiếu thanh tịnh,” khi căn trần thanh tịnh thì chứng được viên thông. Ấy là pháp môn có tác dụng đặc biệt với chúng sanh trong cảnh giới Ta-bà này.
Quán Thế Âm Bồ-tát là một vị thánh nhân có diệu dụng đặc biệt là quán xét và nghe thấu tất cả tiếng đau khổ rồi từ bi giáo hoá cứu độ đưa chúng sanh đến nơi an vui giải thoát, cho nên cũng gọi là Tầm Thanh Cứu Khổ Nạn Đại-Từ Đại-Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ-tát. Cũng có tên là Quán Tự Tại Bồ-tát, nghĩa là vị Bồ tát dùng trí huệ Bát Nhã quán sát sự vật đúng như chân lý một cách tự tại và thoát ra ngoài các tai ách khổ nạn.
Trong tất cả các danh hiệu chư Phật và chư Bồ-tát, danh hiệu của Ngài là được chúng sanh trì niệm nhiều – Nhất là gặp những lúc điên đảo đau khổ đầy đao binh và tai nạn.
Sưu Tầm
Bài Cùng Thể Loại
- Tôn Tượng Chuẩn Đề Vương Bồ Tát
- ANH VỀ MÀ XEM…, MẸ ANH PHIỀN THẬT..!
- Sự Thật Kỳ Lạ
- Trích Đoạn Kinh Ratthapàla
- Thế nào là vui theo đúng Chánh Pháp?
- Ba câu chuyện về triết lý sống của Steven Jobs
- TÂM và TÁNH ( Như Nguyện dịch)
- Thiền Sư và gã lái đò ( Thăng Điền dịch)
- Hạnh phúc và khổ đau
- Lấy Đại Thiên Làm Giường