Làm Từ Thiện Với Tâm Bồ Đề

LÀM TỪ THIỆN VỚI TÂM BỒ ĐỀ
Không Phát Tâm Bồ Đề Không Vãng Sanh Nguyên động lực của việc đi làm từ thiện là từ bi và trí huệ ( hiểu và thương ) . Trí huệ và từ bi là hai mặt của tâm Bồ Đề ( Bohdicitta) . Đi làm từ thiện mà đánh mất tâm Bồ Đề thì việc làm đó trở nên vô bổ và có nguy cơ tạo nghiệp . Kinh Hoa Nghiêm cảnh báo :
Vong thất Bồ Đề tâm , tu chư thiện pháp , thị danh ma nghiệp ”
( quên mất tâm Bồ Đề , tu các thiện pháp , đều là việc làm của ma ) . Trong luật sa di cũng có câu : ” Kim nhân bất năng như thị hành từ ” ( Người đời nay không biết thực hành lòng yêu thương một cách như vậy ) . Chữ “như vậy” ở đây có nghĩa là không kiên cố Bồ Đề tâm .
Thế nhưng Bồ Đề tâm là gì ?

Bồ Đề tâm là lòng Bồ Đề , là tâm Phật , là lòng giác ngộ . Hiểu hết ý nghĩa phong phú của Bồ Đề tâm là đạt đến giác ngộ viên mãn . Chính Bồ Đề tâm làm cho Bồ Tát thành Bồ Tát , làm cho Phật thành ra Phật . Không có Bồ Đề tâm sẽ không có cái gọi là giáo hội , tăng đoàn ; ngay cả các hoạt động từ thiện cũng trở nên vô nghĩa .
Bồ Đề tâm có hai mặt : Từ Bi , Trí huệ . Từ bi được hoạt hiện bằng phương tiện thiện xảo qua năm ba la mật : bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định . Phương diện này thuộc về tục đế .
Còn trí huệ ba la mật còn gọi là Bát Nhã ba la mật , hay còn gọi là Không tính . Phương diện này thuộc về chân đế .
Trong sáu ba la mật nói trên thì trí huệ ba la mật là bình chứa của tất cả ba la mật khác . Nếu bình chứa không được nung kỹ thì tất cả những thứ được chứa trong đó sẽ bị rò rỉ . Nói tắt , trí huệ ba la mật là căn bản của sáu ba la mật .
Bồ Đề tâm nói gọn lại là từ bi và trí huệ , là tâm bồ tát , là tâm Phật . Tâm Phật khác với tâm chúng sinh ở chỗ tâm chúng sinh ( gọi là nhất thiết chủng trí ) có đầy đủ yêu thương , hờn giận , si mê, trí lực , khổ đau , hạnh phúc . Còn tâm Phật gọi là bình đẵng tánh trí : Không còn phân biệt , không kẹt vào tướng , không kẹt vào khái niệm , không kẹt về ngã , về nhân , về chúng sanh , về thọ giả …
Tán thất Bồ Đề tâm tức là đánh mất tâm Phật , mất cả Bồ Tát hạnh . Đi làm từ thiện là thực hiện hạnh Bồ Tát . Một cư sĩ bình thường có thể thọ Bồ Tát giới và thực hành hạnh Bồ Ttrong thế giới tục đế . Bồ Tát đi thánh hóa cuộc đời nhưng nếu đánh mất Bồ Đề tâm thì sẽ bị đời tục hóa . Kinh Phổ Minh Bồ Tát nêu ra bốn điều khiến cho Bồ Tát đánh mất Bồ Đề tâm như sau :
1/ Lường gạt thầy dạy đạo của mình , không tôn kính những pháp môn và những kinh Phật mà mình đã được truy dạy
2/ Gây tạo sự ngờ vực không xác đáng và sự ân hận hối tiếc vô cớ vào trong lòng người khác
3/ Chửi rủa phỉ báng những kẻ cầu đạo đại thừa , rồi bêu xấu họ khắp nơi
4/ Xun xoe nịnh hót và lòng dạ quanh co , không được thẳng thắn thật lòng khi tiếp xúc tùng sự với người đời .
Một khi phạm vào các điều nói trên ( trong kinh Phổ Minh ) thì các hành giả đã đánh mất Bồ Đề tâm của mình . Và như vậy thì việc bố thí , trì giới , ….đều trở nên vô nghĩa .
Đi làm từ thiện thì cần phải kiên cố Bồ Đề tâm , phải có tâm bình đẵng , tánh trí , vô phân biệt trí . Bài thi kệ của Lục Tổ Huệ Năng sau đây nói về tâm vô trước trong cảnh hồng trần :

Ngột ngột bất tu thiện
Đằng đằng bất tạo ác
Tịch tịch đoạn kiến văn
Đảng đảng tâm vô trước

Tạm dịch :

Trơ trơ không tu thiện
Lăng xăng không tạo ác
Tẩy trừ tâm phân biệt
Hiển bày tâm vô trước

Tâm vô trước là tâm không còn phân biệt . Đi làm từ thiện mà còn vướng , còn chấp , còn nhân , còn ngã , ….thì vô tình đã đánh mất hết Bồ Đề tâm !

Sưu Tầm


Bài Cùng Thể Loại