Lời dạy của HT. Thích Thanh Từ về Tam Bảo
Lời dạy của HT. Thích Thanh Từ về TAM BẢO
Phật Pháp bao giờ cũng phải đủ hai mặt, Tam Bảo bên ngoài là đối tượng, Tam Bảo bên tự tâm là bản chất. Nương Tam Bảo bên ngoài, chúng ta phát triển Tam Bảo của tự tâm. Trong ngoài hỗ tương để viên mãn công phu tu hành, là mục tiêu chánh yếu của đạo Phật.
Thế nào là Tam Bảo tự tâm?
Tánh giác sẵn có nơi chúng ta là Phật bảo. Lòng từ bi thương xót cứu giúp chúng sanh là Pháp bảo. Tâm hòa hợp thảo thuận với mọi người là Tăng bảo. Nhờ Phật bảo bên ngoài, chúng ta đánh thức tánh giác của mình, trở về nương tựa tánh giác của mình là Qui y Phật. Nhờ Pháp bảo bên ngoài, chúng ta dấy khởi lòng từ bi đối với chúng sanh, trở về nương tựa với lòng từ bi của mình là Qui y Pháp. Do chư Tăng bên ngoài gợi lại cho chúng ta có tinh thần hòa hợp thuận thảo, trở về nương tựa với tinh thần hòa hợp thuận thảo của mình là Qui y Tăng. Phật Pháp Tăng bên ngoài là trợ duyên giúp chúng ta phát khởi Phật Pháp Tăng của tự tâm. Ví như ông thầy giáo làm trợ duyên cho đứa học trò mở mang kiến thức của nó. Có ông thầy giáo cần cù, mà đứa học trò lười biếng không chịu học, ông thầy cũng trở thành vô ích. Cũng thế, có Tam Bảo bên ngoài, người Phật tử không cố gắng đánh thức Tam Bảo của chính mình, Tam Bảo bên ngoài cũng trở thành vô nghĩa. Tam Bảo bên ngoài là điều kiện tối thiết yếu của người Phật tử, nhưng có được giác ngộ giải thoát chính là khả năng của Tam Bảo tự tâm. Chỉ biết có Tam Bảo bên ngoài là chấp sự bỏ lý. Một bề tin vào Tam Bảo của tự tâm không cần biết đến Tam Bảo bên ngoài, là chấp lý bỏ sự. Người Phật tử chân chánh phải viên dung sự lý mới khỏi trở ngại trên đường tu.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. ???
Tin Khác