Nghi thức Bố Tát TạI GIA BỒ TÁT
Nghi thức Bố Tát TạI GIA BỒ TÁT
Tịnh Pháp Giới Chân Ngôn:
Án lam xóa ha. (3 lần)
Tịnh Tam Nghiệp Chân Ngôn:
Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần)
Niêm Hương
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo Tác Đại Chứng Minh. (3 lần)
Hôm nay nhân ngày Bố Tát tụng giới
Đệ tử chúng con cung tựu Phật tiền
Thành tâm hiến hương cúng dường Tam Bảo
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Phưởng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác.
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Xá Na Phật.
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật Tác Đại chứng minh.
Tán Phật
Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân Chúng con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
Lễ Phật
o Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trú Tam Bảo. (1 lạy)
o Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)
o Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Tây phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)
Kệ tán hương
Lư hương vừa ngún chiên đàn
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa
Lòng con kính ngưỡng thiết tha
Ngữa mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam Mô Phạm Võng Giáo Chủ Lô Xá Na Phật. (3 lần)
Đại Bi Chú
Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha.
Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thước bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Bà đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam mô hắt ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)
Kệ Khai Kinh
Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện rõ Như Lai Tỳ Ni nghĩa.
Nam Mô Khai Luật Tạng Bồ Tát. (3 lần)
Nam mô Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Xá Na Phật. (3 lần)
Chúng thọ Bồ Tát giới lắng nghe!
Quy mạng Lô Xá Na,
Mười phương Kim Cương Phật.
Đảnh lễ đức Di Lặc,
Sẽ hạ sanh thành Phật
Nay tụng ba tựu giới,
Bồ Tát đều cùng nghe.
Giới như đèn sáng lớn,
Soi sáng đêm tối tăm.
Giới như gương báu sáng,
Chiếu rõ tất cả Pháp.
Giới như châu Ma Ni,
Rưới của giúp kẻ nghèo,
Thoát khỏi mau thành Phật.
Chỉ giới này hơn cả,
Vì thế nên Bồ Tát,
Phải tinh tấn giữ gìn.
Chư đại chúng! Nay phần mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) có trăng (không trăng) (từ mồng 8 âm lịch đến 20 âm lịch là có trăng, từ 21 âm lịch đến mồng 07 không có trăng), nữa tháng (một tháng) Bố Tát tụng giới một lần.
Chư đại chúng hãy nên cẩn trọng: Ngày tháng trôi qua mau như nước dốc, mạng sống cũng theo đó giảm dần, già chết gần kề, nhằm thời mạt pháp, nhân lúc còn mạnh khỏe, hãy nên chuyên cần nhẫn nhục tinh tấn tu các pháp lành. Chư Phật vì muốn đắc đạo giác ngộ mà nhất tâm cần cầu tinh tấn siêng tu trì giới, nên chứng được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Các vị noi gương theo đó, chớ nên chần chờ. Ngũ dục thế gian hăm hở cuốn lôi, không khéo bỏ mất cơ hội thiện duyên Bồ đề. Ngày nay đã qua, mạng sống giảm dần, như cá cạn nước, nào có vui chi!
HỎI: Chúng nhóm chưa?
ĐÁP: Chúng đã nhóm.
HỎI: Hòa hợp không?
ĐÁP: Hòa hợp.
HỎI: Chúng nhóm để làm gì?
ĐÁP: Để tụng giới Bố Tát.
HỎI: Người chưa thọ giới Bồ Tát và người không thanh tịnh ra chưa?
ĐÁP: Trong đây không có người chưa thọ giới Bồ Tát và người không thanh tịnh.
(Nếu có thì bảo ra ngoài xong rồi đáp rằng: Người chưa thọ giới Bồ Tát và người không thanh tịnh đã ra.)
HỎI: Có bao nhiêu vị Bồ Tát khiếm diện thuyết dục và thanh tịnh?
ĐÁP: Trong đây không có Bồ Tát khiếm diện thuyết dục và thanh tịnh.
(Nếu có khiếm diện thuyết dục thì vị lãnh dục ra trước đại chúng lạy một lạy, quỳ thưa: Chư đại chúng lóng nghe cho, tôi là Bồ Tát … (xưng pháp danh mình) có lãnh giữ dục của Bồ Tát … những việc làm đúng phép của Bồ Tát … giữ dục và thanh tịnh.
(Lạy 1 lạy trở về chổ cũ))
Chư đại chúng! Hãy chắp tay lóng nghe! Nay tôi sắp tụng lời tựa về pháp Đại Thừa của chư Phật. Đại chúng lẳng lặng lắng nghe, trong đây vị nào biết mình có tội phải sám hối. Sám hối thì được an vui, nếu không sám hối thì tội lỗi càng thêm nặng. Người không có lỗi thì yên lặng, vì yên lặng nên biết đại chúng thanh tịnh.
Chư đại chúng lóng nghe! Sau khi đức Phật diệt độ, trong thời mạt pháp nên phải tôn kính Ba La Đề Mộc Xoa. Ba La Đề Mộc Xoa chính là giới pháp này. Người trì giới này như đi trong đêm tối gặp đèn sáng, như nghèo được châu báu, như bệnh được lành, như người tù được thả, như kẻ đi xa được về nhà. Các vị nên biết rằng giới pháp này là bậc thầy sáng suốt của đại chúng, không khác đức Phật còn ở đời.
Nếu không có lòng sợ tội, thì tâm lành khó nẩy sanh. Cho nên trong kinh có lời dạy: Chớ xem thường những lỗi nhỏ mà cho là không tội, giọt nước dầu nhỏ lần lần đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút mà phải cả nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa ngục. Một phen bị đọa lạc mất thân người, thì muôn đời khó được lại thân.
Sắc trẻ chuyển biến không dừng, dường như ngựa chạy. Mạng người vô thường mau hơn nước dốc. Ngày nay dầu còn, khó bảo đảm được ngày mai. Đại chúng mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn. Chớ biếng nhác trể lười, phóng túng ngủ nghỉ. Ban đêm phải nhất tâm niệm Phật tham thiền, chớ để thời gian nhàn không luống qua vô ích, mà sau này phải ăn năn không kịp.
Chư đại chúng! Mỗi người nên nhiếp tâm cung kính y theo giới pháp này mà tu hành, chuyên cần học tập.
Chư đại chúng! Nay là ngày thứ … (từ mồng 8 âm lịch đến 20 âm lịch là có trăng, từ 21 âm lịch đến mồng 07 không có trăng), làm phép bố tát tụng Bồ Tát giới. Đại chúng nên nhất tâm nghe kỷ.
Ai có tội thời phát lồ. Người không tội thời im lặng. Vì im lặng nên biết đại chúng thanh tịnh, có thể tụng giới Bồ Tát.
Tôi đã tụng lời tựa của giới Bồ Tát rồi.
Nay xin hỏi trong đại chúng đây có được thanh tịnh không? (Hỏi 3 lần)
Thưa đại chúng! Trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc này xin nhận biết như thế.
Nam Mô Phạm Võng Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần)
Đức Phật Kiết Bồ Tát GIới
Thuở ấy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc mới thành đạo Vô thượng Chánh đẳng, Chánh giác, trong khi ngồi dưới cội Bồ đề, Ngài bắt đầu kiết “Bồ Tát giới”. Ngài dạy rằng:
Hiếu thuận với cha mẹ, sư tăng, Tam Bảo. Hiếu thuận là pháp chí đạo. Hiếu gọi là giới, cũng gọi là cấm giới.
Liền đó, từ nơi kim khẩu của đức Phật phóng ra vô lượng tia sáng. Bây giờ có đến trăm vạn ức đại chúng, các Bồ Tát, mười tám Phạm Thiên, sáu cõi trời Dục, mười sáu Đại Quốc Vương đồng chắp tay chí tâm nghe đức Phật tụng giới pháp Đại Thừa của tất cả chư Phật.
Đức Phật nói với các vị Bồ Tát rằng: Nay ta cứ mỗi nữa tháng tự tụng giới pháp của chư Phật. Tất cả hàng Bồ Tát sơ phát tâm, nhẫn đến các Bồ Tát Thập Phát Thú, Thập Trưởng Duỡng, Thập Kim Cương, Thập Địa cũng tụng giới ấy. Vì thế nên giới quang từ miệng ta phóng ra. Phóng ra là vì có nguyên do, chớ chẳng phải vô cớ. Giới quang ấy chẳng phải màu xanh, vàng, đỏ, trắng và đen; chẳng phải sắc pháp cũng chẳng phải tâm pháp; chẳng phải pháp hữu, pháp vô, cũng chẳng phải pháp nhân, pháp quả. Nó chính là bổn nguyên của chư Phật, là căn bổn của chúng Phật tử. Vì thế nên chúng Phật tử phải thọ trì, phải đọc tụng, phải học kỹ giới pháp này.
Chúng Phật tử hãy lóng nghe! Nếu là người thọ giới Bồ Tát này, không luận là Quốc Vương, Thái tử, các Quan chức hay Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, không luận là chư Thiên cõi Sắc, cõi Dục; không luận là hàng thứ dân, huỳnh môn, dâm nam, dâm nữ hay hàng nô tỳ; cũng không luận là tám bộ quỷ thần, Thần Kim Cương, hay loài súc sanh, nhẫn đến kẻ biến hóa, hễ ai hiểu được lời truyền giới của Pháp Sư thì đều thọ được giới, và đều gọi là thanh tịnh thứ nhất.
Sáu giới trọng của tại gia Bồ tát
Đức Phật bảo các Phật tử rằng: Tại gia Bồ Tát có sáu giới trọng và hai mươi tám giới khinh. Nếu người đã phát tâm thọ giới Bồ Tát mà không trì tụng những giới pháp này thì người ấy không phải là Bồ Tát, không phải là Phật tử. Tất cả tại gia Bồ Tát đã học, sẽ học và đang học cũng tụng như thế. Vậy tất cả tại gia Bồ Tát phải hết lòng cung kính tôn trọng phụng trì.
Đức Phật dạy sáu giới trọng của Bồ Tát tại gia là:
Thứ 1- Giới sát sinh
Phàm người Phật tử khi đã phát tâm thọ tại gia Bồ Tát giới rồi, dù phải vì thân mạng và cuộc sống, đối với sinh vật dù nhỏ nhít như loài trùng kiến cũng không được tự mình giết, bảo người giết, khen tặng sự giết, tuỳ hỷ nhân giết, duyên giết, cách thức giết. Tất cả loài hữu tình không được cố ý giết. Là Phật tử Bồ Tát phải luôn luôn có lòng từ bi hộ mạng, lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng sanh. Người thọ Bồ Tát giới rồi mà tự mình giết, hoặc bảo người giết, người ấy liền mất giới Bồ Tát, noãn vị còn không thể đạt được huống nữa là tứ quả Thanh Văn, Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm v.v… Người ấy gọi là tại gia Bồ Tát phá giới, bất tịnh, hạ tiện, phiền não, sẽ bị đọa.
Thứ 2 – Giới trộm cắp
Phàm người Phật tử khi đã phát tâm thọ tại gia Bồ Tát giới rồi, dù phải vì thân mạng và cuộc sống, tuyệt đối không được trộm cắp, cũng không được bảo người trộm cắp, phương tiện trộm cắp, nhân trộm cắp, duyên trộm cắp, cách thức trộm cắp. Tất cả tài vật có chủ hoặc của quỷ thần, hoặc của giặc cướp, dù vật nhỏ đến một xu cũng không được dối, gạt, lén lấy. Là Phật tử phải luôn luôn có lòng từ bi bố thí, hiếu thuận, giúp người an vui. Nếu phá giới này thì người ấy liền mất giới Bồ Tát, noãn vị còn không thể đạt được huống nữa là tứ quả Thanh Văn. Người ấy gọi là tại gia Bồ Tát phá giới, bất tịnh, hạ tiện, phiền não, sẽ bị đọa.
Thứ 3 – Giới vọng ngữ
Phàm người Phật tử khi đã phát tâm thọ tại gia Bồ Tát giới rồi, dù phải vì thân mạng và cuộc sống, tuyệt đối không được tự mình nói dối, bảo người nói dối, thấy người nói dối mà vui mừng theo. Cho đến hoặc nhân nói dối, duyên nói dối, cách thức nói dối. Là Phật tử Bồ Tát nên nghĩ rằng: Ta đã được quán bất tịnh, có thể đạt được quả vị A Na Hàm, nên phải luôn luôn chánh ngữ, chánh kiến và cũng làm cho chúng sanh chánh ngữ chánh kiến. Nếu phá giới này, người ấy liền mất hết các giới, noãn vị còn không thể đạt được huống nữa là tứ quả Thanh Văn. Người ấy gọi là tại gia Bồ Tát phá giới, bất tịnh, hạ tiện, phiền não, sẽ bị đọa.
Thứ 4 – Giới tà dâm
Phàm người Phật tử khi đã phát tâm thọ tại gia Bồ Tát giới rồi, dù phải vì thân mạng và cuộc sống, cũng không được tà dâm, cho đến với súc sanh, quỷ thần, tiên thiên. Là Phật tử phải có lòng hiếu thuận, giữ thân tâm chân chánh, đem pháp thanh tịnh khuyên dạy người. Nếu phá giới này thì người ấy liền mất hết các giới, noãn pháp còn không thể đạt được huống nữa là Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm. Người như thế gọi là tại gia Bồ Tát phá giới, bất tịnh, hạ tiện, phiền não, sẽ bị đọa
Thứ 5 – Giới nói lỗi của tứ chúng
Phàm người Phật tử khi đã phát tâm thọ tại gia Bồ Tát giới rồi, dù phải vì thân mạng và cuộc sống, cũng không được nói lỗi của tứ chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Cũng không nên khen mình chê người. Là Phật tử Bồ Tát lẽ ra phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh, nhận xấu nhường tốt. Nếu người phá giới này thì người ấy liền mất hết tất cả giới, sẽ không đạt được noãn pháp huống nữa là quả vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm. Người như thế gọi là tại gia Bồ Tát phá giới, bất tịnh, hạ tiện, phiền não, sẽ bị đọa.
Thứ 6 – GIới bán rượu
Phàm người Phật tử khi đã phát tâm thọ tại gia Bồ Tát giới rồi, dù phải vì thân mạng và cuộc sống, cũng không được bán rượu. Tất cả rượu đều không được bán. Tự mình hoặc bảo người, hoặc làm nhân duyên phương tiện, hoặc tùy hỷ cho người bán đều phạm tội. Là Phật tử lẽ ra phải làm cho chúng sanh được giống trí huệ. Trái lại đem rượu là giống si mê điên đảo cho người uống, nên liền phạm tội, các giới khác cũng theo đó mà mất hết. Người phạm tội như thế sẽ không đạt được noãn pháp huống nữa là quả vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm. Người như thế gọi là tại gia Bồ Tát phá giới, bất tịnh, hạ tiện, phiền não, sẽ bị đọa.
Hai Mươi Tám Giới Khinh
Tiếp theo đây là hai mươi tám giới khinh.
Đức Phật bảo các tại gia Bồ Tát rằng:
Này các Phật tử! Trên đây là sáu giới trọng của Bồ Tát tại gia, ta đã lược nói, các vị cần phải ngày đêm hết lòng gìn giữ tôn trọng phụng trì chớ để trái phạm, như thế thì sẽ được pháp vị lành thiện hiện đời và đời sau.
Này các tại gia Bồ Tát! Tiếp theo đây, ta sẽ nói hai mươi tám giới khinh. Các vị hãy thành tâm thanh tịnh lắng lòng nghe cho kỹ mà phụng trì.
1 – Giới không cúng dường cha mẹ và sư trưởng
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh thì được tất cả qủy thần hộ trì, chư Phật hoan hỷ, sẽ đạt được Bồ Tát đạo. Khi đã thọ giới rồi, nên phải hết lòng hiếu thuận, cung kính cung dưỡng cha, mẹ, cúng dường Sư Trưởng dù phải hy sinh thân mạng, cho hết tài sản cũng không lẫn tiếc. Nếu ích kỷ, kiêu mạng, sân hận, lẫn tiếc mà không cúng dường cha, mẹ, Sư Trưởng, thì tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, không biết khởi tâm tàm quý sám hối thì tổn phước, ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
2 – Giới không uống rượu
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, thì được tất cả quỷ thần ái hộ, chư Phật hoan hỷ, sẽ đạt thành quả vị Bồ Tát. Khi đã thọ Bồ Tát giới rồi, mà còn đam mê uống rượu, hoặc đưa rượu cho người uống, thì tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, sẽ bị đọa lạc. Rượu là nguyên nhân gây ra tội lỗi, làm mất giống trí huệ. Nếu phạm giới này mà không khởi tâm tàm quý sám hối thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
3 – Giới không chăm sóc bệnh nhân
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, lại vì lòng ích kỷ hờn giận, hận thù, nhờm gớm không khởi lòng từ bi chăm sóc bệnh nhân. Nhẫn đến cha mẹ sư trưởng cũng không kính thương chăm sóc, tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý. Chăm sóc bệnh nhân là phước thứ nhất trong tám món phước điền. Nếu đã phạm mà không khởi tâm tàm quý sám hối thì tổn phước, ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
4 – Giới tùy nghi bố thí
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, thấy người nghèo khổ, sa cơ thất thế đến xin mà không chịu tùy nghi hỷ xả bố thí cho ít nhiều. Như thế thì tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý. Lại cũng không biết khởi tâm tàm quý sám hối thì phạm tội, ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
5 – Giới không kính chào bậc tôn túc thiện tri thức
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, phải có lòng khiêm tốn hiếu thuận. Nếu thấy các bậc trưởng lão, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đại đức, Ưu bà tắc, Ưu bà di, bạn đồng học đồng hành, cho đến các bậc tôn túc, thiện trí thức mà không khởi tâm cung kính đứng dậy chào hỏi lễ lạy tiếp rước. Như thế tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý. Nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối thì tổn phước, ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
6 – GIới thấy người phá giới chẳng nên kinh mạn
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, phải chuyên cần nuôi dưỡng tâm khiêm kính. Đằng này thấy tứ chúng phạm giới lại sanh tâm kiêu mạn, tự nói ta hơn họ, có ý tự cao khinh mạn. Như thế tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý. Nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối thì tổn phước, ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
7 – Giới không giũ ngày trai cúng dường Tam Bảo
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, mà trong mỗi tháng không tu Bát quan trai, không giữ được sáu ngày chay, không cúng dường Tam Bảo, lại cũng không biết sanh lòng hổ thẹn cần cầu tinh tấn. Như thế tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý. Nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối thì tổn phước, ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
8 – GIới không đi nghe pháp
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, phàm nơi nào trong khoảng bốn mươi dặm có bậc chân tăng thạc học thuyết pháp giảng kinh, mà không thiết tha tinh tấn đến cầu nghe học hỏi. Như thế tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
9 – GIới thọ nhận vật dụng của Tăng
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, cần phải hết lòng hộ trì Tam Bảo. Chớ nên xen tâm nhận lãnh vật cúng dường của tăng, hoặc của thường trụ như: Ngọa cụ, giường ghế, chiếu mền và các vật dụng v.v… Nếu cố tâm tham lam thọ nhận, thì tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, không biết khởi tâm tàm quý sám hối thì tổn phước, ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
10 – Giới uống nước có trùng
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, lẽ ra phải nuôi dưỡng tâm từ bi hộ mạng chúng sanh. Trái lại, nghi nước có trùng mà không chịu lọc, cố ý uống như thế tại gia Bồ Tát này tổn thất tâm từ bi, phạm tội vô ý, không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
11 – Giới không đi một mình trong chổ hiểm nạn
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, nếu không có bạn đồng hành, chớ nên đi một mình trong chổ hiểm nạn. Biết chổ hiểm nạn mà vẫn đi một mình, như thế tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, lại không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
12 – GIới một mình ngủ đêm chùa Ni
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, nên tinh tấn giữ gìn thân tâm thanh tịnh, tránh sự nghi ngờ, không được một mình ngủ đêm tại Chùa, Viện chỉ một Tăng hoặc một Ni. Nếu phạm, tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, lại không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
13 – GIới vì của đánh người
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, đáng lẽ ra phải trưởng dưỡng lòng hỷ xả, trái lại vì tiền của mà đánh mắng tôi tớ, bà con, người ngoài.
Như thế tại gia Bồ Tát này thiếu tâm từ bi hỷ xả, phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quí sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
14 – GIới cúng cho tứ chúng đồ thừa dở
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, lẽ ra phải có lòng kính trọng giúp hộ tất cả mọi người, huống nữa là tứ chúng. Đằng này lại đem thức ăn thừa cúng cho các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Còn riêng mình thì dùng đồ ngon tốt, Như thế tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì tổn phước, ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
15 – GIới nuôi mèo chồn
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, thì phải một lòng hộ mạng tất cả chúng sanh, không nên nuôi mèo chồn. Nếu nuôi mèo chồn như vậy, tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
16 – Giới nuôi súc vật
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, lại còn nuôi voi, ngựa, trâu, dê, lạc đà và tất cả loài gia súc, mà không làm phép tịnh thí để lại cho những người chưa thọ giới. Tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
17 – GIới không chứa pháp cụ cúng dường
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, mà không lưu tâm sắm sẳn y, bát, tích trượng để cúng dường cho các bậc xuất gia. Như thế tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
18 – GIới gieo trồng không lựa chổ đất tốt
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, vì sự sống cần phải canh tác, mà không chịu tìm chổ nước sạch, đất ruộng tốt. Như thế tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
19 – GIới buôn bán chân chánh
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, vì sự sống mà phải làm nghề buôn bán. Lẽ ra cân đong phải đầy đủ, khi đã nói giá không nên rút lời. Trái lại trước bằng lòng bán, sau lại cân thiếu nói là đủ; đồ xấu nói là tốt; bỏ người nghèo bán cho người giàu; cân lường, lời nói trước sau bất nhất. Không chân chánh như thế, tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý. Nếu không biết khởi tâm tàm quí sám hối, thì tổn phước, ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
20 – GIới hành dâm phi thời xứ
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, lẽ ra phải biết ái dục là nguồn gốc của sanh tử luân hồi, quán thân bất tịnh, tiết dục cần tu, không nên hành dâm trong chốn già lam tự viện và trong những ngày chay lạt. Nếu không cẩn trọng để phạm, thì tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quí sám hối, thì tổn phước, ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
21 – GIới buôn bán trốn thuế
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, nếu vì kế sinh nhai mà hành nghề thương mại mậu dịch buôn bán, thì phải sòng phẵng thuế má cho nhà nước, không được lường lọc trốn thuế dối đò. Nếu không như vậy tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
22 – GIới phạm luật nước
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, lẽ ra phải thể hiện hành vi tâm niệm đời sống mô phạm, lợi ích cho đời, không phạm luật pháp quốc gia. Nếu tác hại làng nước thì tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối cầu tiến, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
23 – GIới không ăn trước khi cúng Tam Bảo
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, phải nuôi dưỡng lòng tôn kính Tam Bảo. Đối với thực phẩm như gạo, trái cây, dưa, rau, đậu, tương v.v… Không được dùng trước khi dâng cúng Tam Bảo. Nếu không như thế thì tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
24 – GIới thuyết Pháp nên thỉnh ý chư Tăng
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, lẽ ra gặp sư tăng thuyết pháp phải tinh tấn đến nghe học hỏi. Trái lại, khinh tâm chê dở tự khen mình thuyết pháp hay, rồi đương nhiên nhận lấy trách nhiệm thuyết pháp mà không cần thỉnh ý sư tăng. Như thế thì tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
25 – GIới không được đi trước năm chúng
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, luôn luôn khởi lòng tôn kính bậc xuất gia, không nên lấn lướt đi trước Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na. Nếu không như vậy, tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
26 – GIớI cúng dường Tăng không phân biệt
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, đối với chư tăng nên thành tâm bình đẳng tôn kính. Không nên lựa thức ăn ngon, phẩm vật tốt dành phần về thầy mình. Nếu không như thế, tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
27 – GIới không nuôi tằm
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, nên nuôi dưỡng lòng từ bi hộ mạng chúng sanh. Không nên vì lợi dưỡng mà nuôi tằm. Cũng không nhờ cậy khuyến khích người nuôi. Nếu không như thế, tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
28 – GIới đi đường gặp bệnh nhân chăm sóc gởi gắm
Là Phật tử khi đã phát tâm thọ Bồ Tát giới, tu Bồ Tát hạnh, lúc nào cũng nuôi dưỡng lòng từ bi bình đẳng. Khi đi đường gặp người bệnh hoạn, nên khởi tâm thương xót lân mẫn tìm phương săn sóc giúp đở, hoặc tìm cách gởi gắm lại cho người địa phương giúp hộ, chớ nên làm ngơ bỏ đi. Nếu không như thế, tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì tổn phước, ô uế giới thể, sẽ bị đọa.
Tổng kết
Đức Phật dạy: Đó là hai mươi tám giới khinh mà mỗi tại gia Bồ Tát cần phải cầu học, hết lòng tôn trọng phụng trì. Các vị hãy lắng lòng nghe cho kỷ: Sáu giới trọng và hai mươi tám giới khinh này là chuổi anh lạc, là hương trang nghiêm, vô cùng vi diệu, thơm khắp mười phương, có khả năng ngăn trừ các điều ác, sanh trưởng các pháp lành. Giới Bồ Tát này là nước cam lồ có năng lực làm tắt lửa phiền não, gội sạch tam ác nghiệp, đưa người trở nên bậc thánh thiện, tiến đến đạo quả Niết Bàn.
Các Bồ Tát trong quá khứ, hiện tại và vị lai đều do trì giới pháp này mà được thành tựu đạo quả. Nay các Bồ Tát tại gia chí tâm phụng trì giới pháp nầy chắc chắn sẽ được phước đức vi diệu, đạt thành quả vị tịch tịnh giải thoát.
Chư đại chúng! Bồ Tát có hai hạng. Ấy là xuất gia Bồ Tát và tại gia Bồ Tát. Xuất gia Bồ Tát thọ trì giới pháp chẳng khó. Tại gia Bồ Tát phụng hành giới pháp khó hơn. Vì người tại gia có nhiều nhân duyên trói buộc. Nếu phát tâm giữ trọn thì hiện đời là đấng trượng phu trong cõi nhân gian, đời sau là bạn hiền của Bồ Tát.
Kệ khen ngợi giới pháp
Người trí nhiều phước duyên
Chuyên trì giới pháp này
Khi chưa thành Phật quả
Đã được năm điều lợi:
Một là thập phương Phật
Thương tưởng hộ trì luôn
Hai là lúc lâm chung,
Chánh niệm lòng an vui.
Ba là sanh chổ nào,
Làm bạn cùng Bồ Tát.
Bốn là những công đức,
Nhờ giới đều thành tựu.
Năm đời này đời sau,
Đủ giới đức phước huệ
Vì thế nên Phật tử
Phải phát tâm dõng mãnh
Nghiêm trì giới của Phật
Tròn sạch như minh châu
Là nhịp cầu giải thoát
Là đường đến quả Phật.
Người gìn giữ giới này
Phước đức nhiều vô lượng
Hồi hướng cho chúng sanh
Đồng chứng nhất thiết trí
Nguyện ai nghe pháp này
Đều được thành Phật đạo.
Hồi hướng
Trên đài Liên Hoa Tạng
Đức Phật Xá Na Tôn
Lược giảng Tâm Địa pháp môn
Truyền lại chư Thế Tôn
Khinh, trọng phân rành rõ
Tất cả được nhờ ơn
Nam Mô Phạm Võng Giáo Chủ Lô Xá Na Phật Biến Pháp Giới Tam Bảo. (3 lần)
Kệ kiết thính gIới
Trời, A Tu La, Dạ Xoa thảy
Ai đến nghe pháp phải hết lòng
Ủng hộ Phật pháp cho thường còn
Mọi người siêng tu lời Phật dạy.
Bao nhiêu thính giả đến chổ này
Hoặc ở cõi đất hoặc trên không
Nương theo chánh pháp ngày đêm tu
Xót thương người đời luôn cứu hộ.
Cầu cho thế giới thường an ổn
Pháp trí vô biên lợi quần sanh
Tất cả tội nghiệp đều tiêu trừ
Dứt hẳn quả khổ vào viên tịch.
Thường dùng giới hương thoa vóc sáng
Luôn gìn định phục mặc che thân
Hoa mầu trí giác khắp trang nghiêm
Khắp xứ khắp nơi thường an lạc.
Nam Mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)
Tụng xong, người tụng giới đứng dậy chắp tay ngay ngực thưa: Kính bạch chư đại chúng, nay tôi là … vâng lệnh đại chúng tụng giới, vì ba nghiệp không siêng năng, biếng lâu chậm trể, khiến đại chúng ngồi lâu sanh phiền, nếu có điều chi sai sót, xin đại chúng từ bi hoan hỷ cho.
Tất cả đại chúng đồng chắp tay niệm:
Nam Mô A Di Đà Phật. (1 lần)
BÁT NHã TÂM KINH
MA HA BÁT NHã BA LA Mật ĐA
TÂM KINH
Quán tự tại Bồ tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; Vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. (3 lần)
Vãng Sanh Quyết Định Chân Ngôn:
Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa địa dạ tha,
A di rị đô bà tỳ. A di rị đa tất đam bà tỳ. A di rị đa tì ca lan đế. A di rị đa, tì ca lan đa, Dà di nị dà dà na. Chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần)
Tán Phật
Tâm Phật thanh tịnh tợ lưu ly
Trí Phật sáng ngời như trăng sáng
Phật ở thế gian thường cứu khổ
Tâm Phật không đâu không từ bi
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (10 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật. (10 lần)
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. (10 lần)
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. (3 lần)
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (3 lần)
Nam Mô Đai Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần)
Nam Mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật, Bồ Tát. (3 lần)
Tứ hoằng thệ nguyện
Chúng sanh không số lượng
Thệ nguyện đều độ khắp.
Phiền não không cùng tận,
Thệ nguyện đều dứt sạch.
Pháp môn không kể xiết,
Thệ nguyện đều tu học.
Phật đạo không gì hơn,
Thệ nguyện được viên thành.
Hồi hướng
Thính giới công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước giai hồi hướng
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh
Tốc vãng vô lượng quang Phật sát.
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ
Thế thế thường hành Bồ Tát đạo
Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ
Nguyện dĩ thữ công đức
Phổ cập ư nhứt thiết
Ngã đẳng dữ chúng sanh
Giai cộng thành Phật đạo.
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (1 lạy)
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại. (1 lạy)
Tứ sanh cửu hữu, đồng đăng hoa tạng huyền môn, bát nạn, tam đồ cộng nhập tỳ lô tánh hải.