Người Càng Hiểu Biết Càng Sống Khiêm Cung
NGƯỜI CÀNG HIỂU BIẾT CÀNG SỐNG KHIÊM CUNG
Ở một ngôi làng nọ, có hai cha con người đàn ông trung niên sống cùng nhau.
Một hôm trời đẹp, người cha rủ con trai đi vào rừng dạo chơi. Cậu con trai vô cùng cao hứng đi cùng bố. Hai cha con đi đến đoạn đường uốn lượn thì dừng lại.
Trong một phút trầm lặng ngắn ngủi, người cha hỏi con:
“Con trai! Ngoài tiếng chim đang hót ra, con còn nghe được thấy tiếng gì khác không?”
Cậu bé sau một hồi lắng nghe liền trả lời cha:
“Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!”
Người cha lại hỏi tiếp:
“Đúng rồi! Đó là một chiếc xe ngựa trống, không chở gì cả.”
Cậu con trai ngạc nhiên hỏi lại: “Chúng ta con chưa nhìn thấy nó, sao cha lại biết đó là chiếc xe ngựa trống rỗng?”
Người cha đáp:
“Từ âm thanh con có thể dễ dàng nhận ra đó là một chiếc xe trống không. Xe ngựa càng trống rỗng, thì âm thanh sẽ càng to.”
Về sau này, cậu con trai trưởng thành, là một người thông minh, giỏi giang và thành đạt.
Mỗi lần cậu chứng kiến một ai đó dùng lời lẽ ba hoa, lỗ mãng để nói chuyện, tự cho là mình đúng, tự cao tự đại, hạ thấp người khác thì cậu đều nhớ đến lời nói của cha vẫn như đang văng vẳng bên tai mình:
“Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to.”
Những người đã từng qua sông cũng biết rằng, trước khi qua sông, người ta thường lấy một hòn đá ném nó xuống nước để phỏng đoán độ sâu của con sông.
Bọt nước bắn lên càng cao thì chứng tỏ nước sông càng cạn, càng nông. Trái lại, nơi nào không có bọt nước bắn lên, không nghe thấy âm thanh lớn thì chứng tỏ chỗ ấy nước càng sâu, thậm chí sâu không thể đo được…
Nước càng sâu, chảy càng không có tiếng động. Xe ngựa càng trống rỗng thì tiếng động càng lớn.
Làm người cũng nên như vậy!
Người có thể dùng tâm thái bình tĩnh, “bình tâm tĩnh khí” để nói chuyện với người khác thì sẽ tránh được việc khắc khẩu, cãi vã giữa đôi bên. Người như vậy cũng sẽ càng học được cách lắng nghe người khác, mà lại không cường điệu, khoa trương chính mình!
Nước sâu chảy không một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn vậy.
Còn người có đủ tĩnh khí, khiêm nhường, biết mình sẽ giống như một nguồn nước sâu. Bạn muốn mình là nguồn nước sâu hay là một dòng nước cạn?
Kỳ thực, trong cuộc sống, sự thành thật và lương thiện cũng giống như nước chảy vậy, cũng không cần phải tận lực khoa trương, ca ngợi.
Con người chỉ có tâm thái bình tĩnh và tường hòa mới có thể đạt được cảnh giới tư tưởng cao thượng.
Sưu Tầm
Bài Cùng Thể Loại
- Cảm Ngộ
- Bài Học Từ Câu Chuyện Cuộc Sống Về Sinh Mệnh Con Người
- Công Đức Cúng Hoa Đèn
- Buông Bỏ Không Có Nghĩa Là Từ Bỏ
- Nước Suối Đục Ngầu, Đức Phật vẫn Sai Đệ Tử Lấy Về Uống…
- Buông Xả
- Pháp Ngữ của Hòa Thượng Hư Vân
- Cốc Cà Phê và Lời Nhắn Ấm Áp Đã Thay Đổi Số Phận Con Người
- Chuyện Bảy Cái Lọ Vàng
- Bốn Thứ Lậu Hoặc