Pháp Ngữ Khai Thị Của Hòa Thượng Mộng Tham
PHÁP NGỮ KHAI THỊ CỦA HÒA THƯỢNG MỘNG THAM.
1. Hỏi: Xin hỏi lão Hòa Thượng, thế nào là Mật Tông?
Đáp: Tôi nói cho bạn nghe rồi thì đâu còn gọi là Mật
2. Hỏi: Tâm người ác như vậy, làm sao giúp họ phát được tâm Bồ Đề?
Đáp: Đừng nghĩ như vậy! Tâm người ác như vậy thì mới cần bạn để cứu độ , nếu không thì bạn độ ai, bạn đến thế giới của Bồ Tát để độ Bồ Tát à, họ không cần bạn độ.
3. Tại sao trên thế giới này lại có nhiều chuyện không công bằng như thế?
Đáp: Tôi sống đến nay cũng trăm tuổi rồi, thấy việc gì cũng rất công bằng, đều là tự làm tự chịu, như vậy là công bằng rồi.
4. Hỏi: Con rất muốn thọ mười giới?
Đáp: Bạn có thể giữ bao nhiêu giới thì thọ bấy nhiêu giới, Tam quy còn thọ chưa được, thế thì thọ giới gì nữa.
5. Hỏi: Thưa lão Hòa Thượng, thời gian nào thích hợp nhất để niệm Phật?
Đáp: Bạn bây giờ đi niệm Phật liền là tốt nhất.
6. Một ngày phải lạy bao nhiêu lần Chiêm Sát Sám mới đươc thanh tịnh?
Đáp: Bạn có ý nghĩ này là không thanh tịnh rồi.
7 Hỏi: Con đọc “Kinh Kim Cang” đã hơn mười năm, nhưng vẫn không hiểu gì, có cần đổi kinh khác không?
Đáp: Tôi đọc 80 năm rồi vẫn không hiểu gì.
8: Hỏi: Đối với những người không có tín ngưỡng, làm thế nào để họ hoàn toàn tin tưởng Phật pháp?
Đáp: Bạn vẫn chưa có bản lĩnh đó đâu!
9: Hỏi: Trong đời sống hằng ngày, làm thế nào để tu hành sám hối?
Đáp: Niệm A Di Đà Phật.
10: Hỏi: Làm thế nào để được giải thoát?
Đáp:Rất đơn giản, Buông xả thì giải thoát rồi.
11: Đệ tử rất muốn tu pháp môn Địa Tạng, nên làm thời khóa công phu như thế nào?
Đáp: Đọc kinh Địa Tạng, mỗi ngày niệm danh hiệu Địa Tạng một ngàn lần . bạn cầu gì cũng được mãn nguyện.
Nguồn: Tâm An Lạc.
Tin Khác
- Giọng Nói Của Hạnh Phúc
- Vì Sao Một Cọng Rơm…
- Phật Dạy Người Có Nhiều Đức Tính Tốt Hơn Ta là Bậc Thầy Ta…
- Vài Điều Ứng Xử
- Hạnh Phúc Trên Đời Chính Là Tự Biết Hài Lòng Không Oán Trách
- Điều Bí Ẩn Giản Dị Của Hạnh Phúc
- Cứ Nghĩ Nuôi Được Cha Mẹ là Tròn Chữ Hiếu?
- Thì Ra Những Phiền Não, Đau Khổ Đời Người Không Phải Do Hoàn Cảnh
- Mẹ Ơi! Con Xin Lỗi Mẹ
- Lời Giáo Huấn Của Sư Ông Trúc Lâm