Quán Thế Âm Bồ Tát!
Phật cáo Vô Tận Ý Bồ Tát: – Thiện nam tử! Nhược hữu vô lượng bách thiên vạn ức chúng sanh, thọ chư khổ não, văn thị Quán Thế Âm Bồ Tát, nhất tâm xưng danh, Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời quán kỳ âm thanh, giai đắc giải thoát.
佛告無盡意菩薩。善男子。若有無量百千萬億眾生。受諸苦惱聞是觀世音菩薩。一心稱名。觀世音菩薩。即時觀其音聲,皆得解脫。 (Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: – Này thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não, nghe đến Quán Thế Âm Bồ Tát này, một lòng xưng danh thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm bèn xem xét âm thanh ấy, [khiến cho họ] đều được giải thoát) hữu vô lượng bách thiên vạn ức chúng sanh, thọ chư khổ não” Đây là đối tượng cần được Quán Âm cứu giúp. Câu “vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh” hình dung chúng sanh rất nhiều. Chúng sanh nhiều như thế sống trong thế giới này, trọn chẳng phải là hưởng thụ khoái lạc mà luôn phải chịu các nỗi khổ não bức bách, như các chúng sanh trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, không loài nào chẳng có các thứ khổ não. Những nỗi khổ não đó nếu nói chi tiết chẳng thể kể hết nổi. Nói riêng nhân loại không thôi đã có đủ loại, đủ dạng khổ não; như thông thường nói là tám khổ, nghĩa là những thứ nhân loại không sao tránh khỏi. Tám khổ có thể chia thành ba loại: Như Sanh – Lão – Bệnh – Tử là thống khổ thuộc về phương diện thân tâm; còn Ái Biệt Ly Khổ (yêu thương xa lìa), Oán Tắng Khổ (oán ghét phải gặp gỡ) là thống khổ về mặt xã hội; Cầu Bất Đắc Khổ (cầu chẳng được) là thống khổ thuộc về mặt [hoàn cảnh] tự nhiên. Nếu xét từ căn bản để luận, thì đức Thích Tôn tổng kết bảy nỗi khổ bằng cách nói đại lược là “nỗi khổ vì năm ấm lừng lẫy” (ngũ ấm xí thịnh khổ). Có nghĩa là: Có các nỗi khổ phát sanh nơi hữu tình do chính bản thân hữu tình (Ngũ Uẩn là các nguyên tố cấu tạo nên hữu tình). Có năm Uẩn đó nhưng năm Uẩn hừng hực như lửa cháy, bởi thế biển khổ vô biên. Thống khổ công kích, thân tâm phiền não, ai chẳng mong được giải trừ ngay lập tức? Bất luận là ai, khi bị thống khổ miệng phải kêu rên không ngừng thì trong tâm mới cảm thấy đỡ khổ đôi chút. Giờ đây, đức Phật bảo chúng ta: Lúc chúng sanh bị thống khổ bức bách, chớ có kêu rên vô ích, tốt nhất là chuyên tâm nhất ý xưng niệm thánh hiệu Quán Âm Bồ Tát. Vì thế, Ngài mới nói: “Văn thị Quán Thế Âm Bồ Tát, nhất tâm xưng danh, Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời quán kỳ âm thanh, giai đắc giải thoát” (Nghe đến Quán Thế Âm Bồ Tát này, một lòng xưng danh thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm bèn xem xét âm thanh ấy, [khiến cho họ] đều được giải thoát): Câu này chỉ rõ lý do Quán Âm có được danh hiệu ấy. Quán Thế Âm sở dĩ có hiệu là Quán Thế Âm do Ngài nghe âm thanh xưng danh của chúng sanh bèn tầm thanh cứu khổ. Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, đúng là “không khổ nào chẳng cứu, không chúng sanh nào chẳng độ”. Là vì chúng sanh khi thọ khổ, nghe đến thánh hiệu Quán Thế Âm, nếu có thể chuyên tâm nhất ý xưng danh Ngài thì Quán Thế Âm Bồ Tát xem xét âm thanh xưng danh của chúng sanh ấy, tức thời giải trừ nỗi đau khổ cho người đó, khiến cho người đó giải thoát chẳng còn bị đau khổ buộc ràng!
Diễn Bồi Đại Sư
Bài Cùng Thể Loại
- Giọng Nói Của Hạnh Phúc
- Vì Sao Một Cọng Rơm…
- Phật Dạy Người Có Nhiều Đức Tính Tốt Hơn Ta là Bậc Thầy Ta…
- Vài Điều Ứng Xử
- Hạnh Phúc Trên Đời Chính Là Tự Biết Hài Lòng Không Oán Trách
- Điều Bí Ẩn Giản Dị Của Hạnh Phúc
- Cứ Nghĩ Nuôi Được Cha Mẹ là Tròn Chữ Hiếu?
- Thì Ra Những Phiền Não, Đau Khổ Đời Người Không Phải Do Hoàn Cảnh
- Mẹ Ơi! Con Xin Lỗi Mẹ
- Lời Giáo Huấn Của Sư Ông Trúc Lâm