SỰ THẬT MỘT KIẾP NGƯỜI
SỰ THẬT MỘT KIẾP NGƯỜI
(Dù là ai cũng nên đọc ít nhất 1 lần)
———–
Một ngày rất ngắn, ngắn đến mức chưa nắm được cái sáng sớm thì đã tới hoàng hôn.
Một năm thật ngắn, ngắn đến mức chưa kịp thưởng thức sắc màu đ.ầ.u xuân thì đã tới mùa đông giá lạnh.
Một cuộc đời rất ngắn, ngắn tới mức chưa kịp hưởng thụ những năm tháng đẹp thì người đã gi.à đi tự lúc nào.
Sự việc luôn luôn đến quá nhanh mà hiểu ra thì quá muộn, cho nên chúng ta phải học cách trân trọng: Trân trọng tình thân, tình bạn, tình đồng nghiệp, tình yêu, tình vợ chồng, tình phụ mẫu, tình đồng loại…
Vì một khi đã lướt qua, thì khó có thể gặp lại.
Sau 20 tuổi thì đất khách và quê nhà giống nhau vì đi đến đâu cũng có thể thích ứng.
Sau 30 tuổi thì ban ngày và ban đêm giống nhau vì mấy ngày m.ấ.t ngủ cũng không sao.
Sau 40 tuổi thì trình độ học vấn cao thấp giống nhau, học vấn thấp có khi k.iếm tiền nhiều hơn.
Sau 50 tuổi thì đẹp và xấu giống nhau vì lúc này có đẹp đến mấy cũng xuất hiện nếp nhăn và tàn nhang.
Sau 60 tuổi thì làm quan lớn và quan bé giống nhau vì nghỉ hưu rồi cấp bậc giống nhau.
Sau 70 tuổi thì nhà to và nhà nhỏ giống nhau vì x.ư.ơ.ng kh.ớ.p th.oá.i h.ó.a không thể đi được hết những nơi muốn đi.
Sau 80 tuổi thì tiền nhiều và tiền ít giống nhau vì có tiêu cũng chẳng tiêu được bao nhiêu tiền.
Sau 90 tuổi thì nam và nữ giống nhau vì không thể làm nổi chuyện gì nữa.
Sau 100 tuổi thì nằm và đứng giống nhau vì đứng dậy cũng chẳng biết làm gì.
Vậy nên: Trước hay sau, trẻ hay gi.à, gi.à.u hay ngh.è.o, sang hay hèn, quan hay dân dù là bất cứ ai đều giống nhau.
Hãy sống và giữ cho mình thứ tồn tại bất biến là: Niềm tin, tình yêu và nhân nghĩa ở đời.
- Giọng Nói Của Hạnh Phúc
- Vì Sao Một Cọng Rơm…
- Phật Dạy Người Có Nhiều Đức Tính Tốt Hơn Ta là Bậc Thầy Ta…
- Vài Điều Ứng Xử
- Hạnh Phúc Trên Đời Chính Là Tự Biết Hài Lòng Không Oán Trách
- Điều Bí Ẩn Giản Dị Của Hạnh Phúc
- Cứ Nghĩ Nuôi Được Cha Mẹ là Tròn Chữ Hiếu?
- Thì Ra Những Phiền Não, Đau Khổ Đời Người Không Phải Do Hoàn Cảnh
- Mẹ Ơi! Con Xin Lỗi Mẹ
- Lời Giáo Huấn Của Sư Ông Trúc Lâm